1KW bằng bao nhiêu W? Cách tính tiền điện sinh hoạt mới nhất 2024

1KW bằng bao nhiêu W?

1KW bằng bao nhiêu W? Bạn đã từng gặp đơn vị Kilowatt này trong hóa đơn tiền điện hoặc là trên các nhãn năng lượng của các thiết bị điện, đôi khi là đơn vị Watt, vậy nó có ý nghĩa là gì? Trong đơn vị đo lường điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện, ta không thể bỏ qua đơn vị Watt (W) hoặc là Kilowatt (KW). Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về W cũng như KW và bảng quy đổi đơn vị đo điện năng tiêu thụ.

W, KW là gì? 1KW bằng bao nhiêu W?

W (Watt) hay KW (Kilowatt) đều là những đơn vị được dùng để đo lường công suất tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế (kí hiệu là P). Đại lượng này được dùng để tính về mức độ tiêu thụ điện năng của các thiết bị điện đang sử dụng. Vậy 1KW bằng bao nhiêu W, theo quy ước của quốc tế thì: 1KW = 1000W.

Như vậy, KW chính là bội số của W và từ đây ta có thể dễ dàng tính được tiền điện tiêu thụ mỗi tháng dựa trên các mức giá quy định của EVN cũng như là số điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong tháng đó.

Kilowatt giờ là gì? Hướng dẫn cách đổi KW sang W đơn giản

Ngoài các công thức đang có sẵn thì bạn cũng có thể đổi đơn vị một cách nhanh chóng bằng công cụ Google. Ví dụ như bạn muốn đổi 1kw sang w thì trên thanh công cụ của Google bạn gõ “1kw=” sau đó ấn Enter. Google lúc đó sẽ tự động trả về kết quả cho bạn nhanh nhất như hình dưới:

Hướng dẫn cách đổi KW sang W đơn giản
Hướng dẫn cách đổi KW sang W đơn giản

Kilowatt giờ là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về Kilowatt và 1KW bằng bao nhiêu W thì ta cùng tìm hiểu thêm về Kilowatt giờ. Kilowatt giờ chính là thước đo lượng điện từ việc sử dụng điện của bạn, có kí hiệu là KWh.

Nó không có nghĩa là số kilowatt bạn sử dụng mỗi giờ, mà chỉ đơn giản là một đơn vị đo lường mức năng lượng bạn sử dụng để cung cấp cho một thiết bị có công suất là 1.000 watt (W) hoạt động trong một giờ.

Ví dụ: bạn bật một máy bơm nước 175W và hoạt động trong 10 tiếng đồng hồ, đồng nghĩa với việc bạn đã tiêu tốn hết 1750W (tương đương 1,75 KWh) điện cho thiết bị này.

Điểm khác biệt giữa KW và KWh là gì?

KW là viết tắt của Kilowatt. 1 Kilowatt đơn giản là 1.000 Watt, đây chính là đơn vị đo công suất.

Ví dụ: Một máy bơm nước có công suất là 1000 W thì ta có thể gọi đơn giản là máy bơm nước có công suất 1KW.

Trong khi Kilowatt giờ (KWh) là thước đo năng lượng, ví dụ như là máy bơm nước có công suất 1.000 W để vận hành trong 1 giờ đồng hồ sẽ tốn 1KWh năng lượng.

Cách tính tiền điện sinh hoạt mới nhất 2024

Bạn đang muốn tự tính toán xem số tiền điện của gia đình mình tháng này tiêu thụ được bao nhiêu để xem hóa đơn có chính xác không? Cùng tìm hiểu cách tính tiền điện cụ thể và chính xác nhất dưới đây nhé!

Những khung giá áp dụng cho điện sinh hoạt

Khung giá được áp dụng sẽ tính theo mức bậc thang, tức là hộ gia đình càng sử dụng điện nhiều thì càng có nhiều bậc để tính tiền điện, và bậc cao hơn cũng áp dụng giá cao hơn cho mỗi KWh.

Các bậc thang điện và giá tương ứng theo quy định của bộ Công Thương:

Các bậc thang điện và giá tương ứng theo quy định của bộ Công Thương:
Các bậc thang điện và giá tương ứng theo quy định của bộ Công Thương:

Nghĩa là, khi mà bạn tiêu thụ điện càng nhiều thì mức giá điện sẽ càng cao. Sau khi xác định số điện tiêu thụ của bạn thuộc bậc thang nào, bạn hãy tính tiền điện theo công thức dưới.

Cách tính tiền điện theo khung giá bậc thang

Như bạn có thể thấy, mỗi bậc thang sẽ có một mức giá điện khác nhau. Vì vậy bạn có thể áp dụng công thức tính đơn giản như sau để tính ra được hóa đơn tiền điện của gia đình mình:

Tiền điện bậc N = Số điện áp dụng giá điện bậc N x Giá điện bán lẻ bậc N.

Ví dụ: Tháng này gia đình của bạn sử dụng hết 180 số điện. Cách tính sẽ là: 50 số điện đầu sẽ tính với giá là 1.806 đồng/số (bậc 1), 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với giá là 1.866 đồng/số (bậc 2) và 80 số điện còn lại sẽ được tính với mức giá là 2.167 đồng/số (bậc 3).

  • Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.806 = 89.000 đồng
  • Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.866 = 93.000 đồng
  • Tiền điện bậc 3 (80 số) = 80 x 2.167 = 173.360 đồng

Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3) x 108 (8% thuế VAT) = ( 89.300 + 93.300 + 173.360) x 108 = 356.960 x 108% = 386.572 đồng.

Như vậy bạn sẽ phải trả 368.572 đồng tiền điện cho tháng này.

Động cơ Thành Thái- Chuyên cung cấp các thiết bị điện và động cơ giá tốt

Qua bài viết trên, Thành Thái Motor đã giải đáp cho quý khách hàng câu hỏi 1KW bằng bao nhiêu W cũng như là hướng dẫn cách tính tiền điện sinh hoạt mới nhất 2024 rất chi tiết. Hy vọng quý khách hàng có được thêm nhiều kiến thức về các thiết bị điện, cũng như có thể tự tính được lượng điện mà mình tiêu thụ để có thể dùng tiết kiệm hơn.

Ngoài bổ sung các kiến thức về điện và motor thì chúng tôi còn là nơi chuyên cung cấp các loại thiết bị điện, động cơ có giá tốt trên thị trường hiện nay. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc mua các thiết bị, động cơ điện thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn!