Động cơ rung – Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động 

Động cơ rung được phân loại dựa trên công suất

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại động cơ ngày càng được ra đời và ứng dụng rộng rãi, làm tăng năng suất lao động. Trong số đó phải kể đến mô tơ rung hay động cơ rung – một thiết bị được coi là thành tựu vĩ đại của nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về thiết bị này để cân nhắc lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng nhé!

Giới thiệu về động cơ rung

Động cơ rung hay còn gọi là motor đầm rung. Thực chất đây là một thiết bị sử dụng dao động hoặc lực lắc – rung để biến đổi năng lượng điện thành cơ năng.. Trong sản xuất thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng các ngành công nghiệp từ khai thác mỏ, có thể thấy sự hiện diện của sản phẩm này.

Thiết bị động cơ rung
Thiết bị động cơ rung

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất động cơ và phụ kiện rung với nhiều ứng dụng đa dạng. Khách hàng cần dựa vào đặc điểm cấu tạo, công suất và nguyên lý hoạt động của thiết bị để có thể chọn đúng cho mục đích sử dụng của mình.

Cấu tạo của động cơ rung có thành phần nào?

Động cơ rung có cấu tạo không quá phức tạp. Bộ phận chính của thiết bị sẽ bao gồm:

Rotor

Đây là bộ phận không cố định của động cơ. Dây kích từ của động cơ sẽ bố trí để phát mômen quay về phía trục roto. Tuy nhiên, trong một số thiết kế, cánh quạt quay để giúp tạo ra một từ trường ổn định. Thông qua đó để điện áp ở đầu vào được cung cấp.

Stato

Bộ phận quan trọng thứ hai là bộ phận đứng yên trong động cơ điện xoay chiều Stato. Hoạt động của Stato tương tự như từ trường, giúp tương tác với cánh quạt và tạo ra chuyển động. Ngoài ra còn có một chức năng đặc biệt của bộ phận này là nó có thể di chuyển cuộn kích từ trên rôto.

Cấu tạo của động cơ rung
Cấu tạo của động cơ rung

Đầu nối

Đây là bộ phận chuyển mạch, được xem như một công tắc điện trong các động cơ rung và chúng cũng thường thấy trong các loại động cơ điện khác.

Armature

Phần động cơ chính là một tập hợp kim loại mỏng xếp chồng lên nhau. Dây đồng cũng sẽ được quấn quanh mỗi cực trong số 3 cực của phần ứng này. Chức năng chính của bộ phận này trong động cơ rung chính là chuyển đổi năng lượng từ trường thành động năng.

Cuộn dây

Động cơ được bao gồm với một số cuộn dây. Các cuộn dây này cũng được lắp ráp để có thể tạo ra từ trường mỗi khi dòng điện chạy qua chúng.

Phân loại động cơ rung dựa trên tiêu chuẩn rung động cơ

Hiện tại trên thị trường có nhiều dòng động cơ rung được trang bị những tiêu chuẩn công suất khác nhau. 3 dòng phổ biến nhất phải kể đến như: 

Động cơ rung 3 pha 380V

Đây là trang bị công suất cao nhất trên động cơ rung. Và chứng được phục vụ cho các hoạt động khai thác khoáng sản, gia công kim loại như vàng, đồng, nhôm, …

Động cơ rung được phân loại dựa trên công suất
Động cơ rung được phân loại dựa trên công suất

Mô tơ rung 3 pha

Hệ thống rung này được ứng dụng trong đa dạng các ngành. Từ khai thác gỗ, mùn cưa, vỏ cây, sản xuất thuốc cho đến tạo vỏ cho viên gạch, nén chặt cát, thủy tinh, sỏi để tạo ra những viên gạch chắc chắn hơn. 

Động cơ rung một pha 220V

Đây là dạng motor rung mini với thiết kế và công suất nhỏ. Thiết bị phục vụ cho các công việc như giúp sàng gạo, đãi gạo, lọc sạn, đóng gói bột cá, bột nêm. Hay sàng lọc thực phẩm như hạt điều, hạt tiêu, mè, cà phê, … Ngoài ra, mô tơ rung 1 pha còn giúp đầm đất, đá, cát, … trên bề mặt nền bê tông xi măng. 

Nguyên lý làm việc của động cơ rung

Như đã phân loại trên, thiết bị động cơ rung có nhiều loại kích cỡ, công suất và trang bị chạy bằng pin cho đến các loại điện lớn hơn.Trong mọi trường hợp, vai trò chính của động cơ rung là là có thể rung hết mức đến đáy của khối để đảm bảo rằng toàn bộ khối được nén chặt. Các phụ kiện hoặc chi tiết máy được lựa chọn dựa trên độ dày của khối cũng như loại bê tông.

Đầm rung 3 pha
Đầm rung 3 pha

Cụ thể về cách thức hoạt động, động cơ sẽ sử dụng bộ phận lệch tâm có thể quay tới 10.000 lần / phút, giúp các túi khí lớn bên trong khối có thể phân tán khối khi lắc Đặc biệt đối với các khối có tính lưu động thấp, sử dụng ít nước, việc sử dụng động cơ rung là điều cần thiết để đảm bảo khối không bị rỗng (bong bóng) hoặc sủi bọt, gây ra các lỗ hổng.

Lưu ý khi vận hành và sử dụng động cơ rung

Sử dụng motor rung đúng cách sẽ đảm bảo hiệu quả công việc cũng như giữ gìn sự hoạt động ổn định của thiết bị.  Người dùng nhớ một vài lưu ý sau:

  • Đầu máy phải luôn được hạ từ từ xuống cọc và căng dần để tránh hình thành bọt khí.
  • Tuyệt đối không di chuyển máy qua khu vực đang đầm vì khi kéo máy qua sẽ để lại rãnh lớn trên bê tông.
  • Thời gian đầm của từng mẻ phụ thuộc vào khối lượng từng mẻ và loại bê tông cấp phối. Nhưng thông thường sẽ không quá 30 giây để bạn hoàn thành một mẻ bê tông.

Việc sử dụng mô tơ rung không đúng cách, chẳng hạn như để hỗn hợp nhiều loại vật liệu có kích thước khác nhau. Có thể dẫn đến việc đá bị đẩy xuống phía dưới, làm cho độ kết dính của khối bê tông yếu hơn.

Động cơ rung được ứng dụng trong đa lĩnh vực
Động cơ rung được ứng dụng trong đa lĩnh vực

Ngoài ra, động cơ rung nếu sử dụng sai cách còn có thể đùn đá, sỏi ra ngoài phạm vi rung. Thay thế bằng vật liệu khác có lực yếu hơn, thậm chí là khả năng chịu lực kém hơn. Điều này sẽ gây ra sự mất ổn định cho khối bê tông, đồng thời mô tơ rung được sử dụng để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các vật liệu của khối để sử dụng lâu dài, bền bỉ trong nhiều năm. 

Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, Motor điện công nghệ Châu Âumotor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, máy bơm tăng áp tự ngắt, giảm tốc tải nặng vuông góc, Motor phòng chống cháy nổ, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.

Liên hệ ngay:
MST: 0316851198
Hotline 1: 0966.596.219
Hotline 2: 0909.064.529
Hotline 3: 0909.539.175
Hotline 4: 0967.534.629