Máy bơm đẩy cao – Hiện nay xu hướng xây dựng nhà nhiều tầng, các tòa chung cư, tòa cao ốc… ngày càng phát triển. Vậy thì một vấn đề được đặt ra đó chính là làm sao để có thể đưa nguồn nước lên cao mà vẫn giữ được sự ổn định của dòng chảy ở mọi thời điểm.
Từ đó, máy bơm đảy cao ra đời, nó như giải pháp cứu cánh cho vấn đề này. Vậy máy bơm nước đẩy cao là gì, có cấu tạo ra sao, nguyên lý làm việc như thế nào… Tất cả các thắc mắc đó sẽ được Thành Thái motor giải đáp qua bài biết dưới đây.
Máy bơm đẩy cao là thiết bị như thế nào?
Máy bơm đẩy cao thuộc dòng bơm dân dụng, nó được ứng dụng nhiều trong việc bơm nước từ giếng đào hoặc từ các bể ngầm dưới mặt đất lên các bồn cao, bơm nước phục vụ cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất. Đồng thời cũng có thể sử dụng cho việc đẩy nước lên các tòa chung cư, cao ốc… nơi mà có nhiều tầng, lầu. Máy bơm đẩy cao có thể bơm đến được độ cao trên 40m.
Loại thiết bị này đảm bảo cho dòng nước được lưu thông ổn định, mạnh mẽ. Bên cạnh đó nó cũng có thể lọc nước sạch giúp đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng.
Cấu tạo của máy bơm đẩy cao gồm những gì?
Máy bơm đẩy cao có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là: motor và đầu bơm.
Motor: có cấu tạo từ nhiều bộ phận được lắp lại với nhau
- Vỏ motor: lớp vỏ bao bọc bên ngoài có tác dụng bảo vệ các linh kiện, bộ phận bên trong bao gồm stato và roto. Trong đó stato là bộ phận đứng yên của mô tơ, nó tạo ra từ trường quay cho roto. Roto là bộ phận quay, được nối với cánh quạt bên trong guồng máy bơm, có tác dụng làm cho cánh quạt của máy bơm quay.
- Quạt tản nhiệt: mục đích là làm mát động cơ trong quá trình vận hành, nếu không có quạt thì mô tơ sẽ bị nóng, khi đó, nó sẽ tự động ngắt điện (đối với các dòng bơm đẩy cao có sử dụng hệ thống cảm biến nhiệt độ).
- Vòng bi: giúp cố định trục quay của roto, giúp cho roto luôn hoạt động một cách trơn tru.
- Bảng điện: có mạch điện và tụ điện với khả năng điều chỉnh dòng điện qua máy, giữ cho điện áp trong máy bơm đẩy cao luôn ổn định.
Đầu bơm: nó có cấu tạo không quá phức tạp
- Guồng bơm: Là phần vỏ bọc bên ngoài của đầu bơm, nó có chức năng bảo vệ cánh và các bộ phận khác bên trong.
- Cánh bơm: Được nối với stato để có thể quay, khi cánh bơm quay nó sẽ giúp di chuyển chất lỏng lên, và hút chất lỏng vào phía trong guồng.
Nguyên lí hoạt động của máy bơm đẩy cao ra sao?
Khi máy bơm vận hành, các bánh công tác sẽ quay, nước ở trong bánh công tác vì ảnh hưởng của lực ly tâm sẽ bị văng từ trong ra ngoài. Cứ như vậy nước chuyển động theo các máng dẫn sau đó đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của bơm.
Quá trình này diễn ra không ngừng, trong khi đó ở lối vào của bánh xe công tác sẽ tạo nên một vùng chân không. Vì áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào nên máy bơm sẽ hút nguồn nước liên tục và đẩy vào máy bơm theo đường ống, đây là quá trình hút của bơm.
Sau đó, thiết bị này sẽ đưa nguồn nước với lưu lượng lớn đến những vị trí mà người tiêu dùng cần sử dụng nước.
Một vài ưu điểm của máy bơm nước đẩy cao
- Máy bơm nước đẩy cao có cột áp cao từ 20 mét đến 100 mét, với áp suất cực lớn.
- Có thể dùng liên tục trong thời gian dài, bơm nước tiên tục mà không lo bị trục trặc, hư hỏng
- Có nhiều công suất với các kích cỡ khác nhau, lưu lượng đa dạng, phù hợp túi tiền người dùng
- Dễ dàng trong việc lắp đặt, sử dụng, ít phải bảo trì
Chúng ta nên sử dụng máy bơm nước đẩy cao trong những trường hợp nào?
- Máy bơm nước đẩy cao được sử dụng khi chúng ta cần bơm nước cho một nơi chứa nước (ví dụ như bể, bồn nước,…) từ một nguồn nước đã có sẵn như hồ, sông, ao, giếng,…
- Thiết bị này có khả năng hoạt động liên tục dù cho có nước hay không.
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, giảm tốc tải nặng vuông góc, động cơ 3 pha, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.