Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao

Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao

Động cơ diesel là một trong những loại động cơ máy móc đang được sử dụng rất nhiều và ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ những thông tin cơ bản của nó như cấu tạo, nguyên lý hoạt động hay công dụng. Vậy thì ngày hôm nay, hãy cùng Thành Thái Motor tìm hiểu về động cơ diesel qua bài viết dưới đây nhé!

Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao
Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao

Động cơ diesel là gì?

Được đặt tên dựa trên Rudolf Diesel, người nghiên cứu và phát triển loại động cơ này. Động cơ diesel (Compression-ignition) còn gọi là động cơ nén cháy là một loại động cơ đốt trong, đánh lửa nhiên liệu bằng cách gia tăng nhiệt độ của hỗn hợp không khí và dầu diesel bên trong xi lanh do nén cơ học. Nó trái ngược hoàn toàn với cách hoạt động của động cơ xăng là sử dụng bộ đánh lửa để đốt nhiên liệu.

Cấu tạo của động cơ diesel

Mặc dù có nhiều loại động cơ diesel trên thị trường với mẫu mã và cấu tạo các thành phần khác nhau, tuy nhiên hầu hết chúng đều tuân theo một nguyên tắc chung về thiết kế cấu tạo. Đa phần các loại động cơ diesel đều có cấu tạo như sau:

  • Bình chứa nhiên liệu: Chứa nhiên liệu để cung cấp cho động cơ.
  • Vòi phun: Nhiên liệu được nén ở áp suất cao được phun thành dạng sương bằng cách phun vào buồng đốt.
  • Pít tông: Được chế tạo chắc chắn bởi động cơ diesel có môi trường hoạt động khắc nghiệt hơn so với các loại động cơ khác.
  • Xéc măng:  Có vai trò quan trọng trong động cơ diesel. Có nhiều loại xéc-măng như xéc măng có vát mặt trên, xéc măng dầu, xéc măng côn, xéc măng côn-cắt phía dưới,…
  • Buồng đốt: Là nơi hòa trộn không khí và dầu diesel thành nhiên liệu đốt.
  • Áo xi lanh: Động cơ diesel có thể có hoặc không có áo xi lanh. Nếu có, đỉnh áo nhô ra trên đỉnh mặt thân máy giúp ngăn rò rỉ khí. Nếu không, sử dụng gang hợp kim đặc biệt chống mòn tốt hơn.
  • Gioăng nắp quy lát: Nằm giữa thân máy và nắp quy lát. Có tác dụng ngăn khí cháy, nước làm mát hay dầu không bị rò rỉ.
  • Cơ cấu phối khí: Sử dụng cơ cấu phối khí 4 xupap.
Cấu tạo của động cơ diesel
Cấu tạo của động cơ diesel

Nguyên lý hoạt động

Động cơ diesel khi hoạt động trải qua 4 kỳ chính, bao gồm kỳ nạp, kỳ nén, kỳ sinh công và kỳ xả. Chi tiết về hoạt động của các kỳ như sau.

Kỳ nạp

Kỳ nạp giúp nạp không khí vào xi lanh. Pít tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, trục khuỷu quay một góc từ 0-180 độ. Thể tích bên trong xi lanh tăng còn áp suất giảm xuống. Xupap nạp mở ra dưới sự điều khiển của cơ cấu phối khí. Do áp suất bên trong xi lanh nhỏ hơn áp suất bên ngoài nên không khí được nạp vào bên trong.

Kỳ nén

Kỳ nén có tác dụng gia tăng áp suất và nhiệt độ không khí. Lúc này pít tông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, trục khuỷu quay 1 góc 180 – 360 độ. Xupap nạp và xả đều đóng. Không khí được nén khiến thể tích giảm và áp suất tăng dần.

Khi khoảng cách giữa pít tông với điểm chết ở góc quay tương ứng khoảng 15-30 độ trên trục khuỷu, vòi phun sẽ tạo ra nhiên liệu dưới dạng sương mù. Nhiên liệu sẽ được hòa tan đều với không khí nén để tạo thành hỗn hợp đốt. Với nhiệt độ và áp suất cao, hỗn hợp này sẽ cháy.

Kỳ sinh công

Kỳ này giúp sinh năng lượng cho động cơ diesel. Nhiên liệu được phun vào buồng đốt trộn với không khí. Sau đó được nén ở áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sẽ sinh công cho động cơ diesel.

Kỳ xả

Vai trò của kỳ này là xả khí thải ra ngoài. Pít tông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, trục khuỷu quay 540 – 720 độ. Lúc này xupap nạp đóng và xupap xả mở để pít tông đẩy khí đã làm việc ra ngoài.

Công dụng của động cơ diesel

Động cơ diesel được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống, nhất là đối với các ngành công nghiệp. Một số ứng dụng phổ biến của động cơ này có thể kể đến như.

  • Động cơ xe hơi, xe khách, xe tải,…
  • Động cơ máy phát điện.
  • Động cơ xe công trình.
  • Làm máy nén, máy bơm.
  • Thiết bị công nghiệp.
Động cơ diesel làm máy hút bụi công nghiệp
Động cơ diesel làm máy hút bụi công nghiệp

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Động cơ diesel được sử dụng rất nhiều bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Hãy cùng tìm hiểu một số ưu điểm nổi bật của động cơ này nhé.

  • Có hiệu suất hoạt động cao.
  • Khả năng đốt cháy một lượng nhiên liệu lớn.
  • Chi phí nhiên liệu thấp.
  • Lực kéo mạnh, bôi trơn tốt, năng lượng cao.
  • Nguy cơ bắt lửa thấp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, động cơ diesel cũng còn một số hạn chế khiến quá trình sử dụng và bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.

  • Có khối lượng khá nặng
  • Giá thành chế tạo và sửa chữa cao.
  • Tốc độ chạy thấp hơn so với động cơ xăng.
  • Tiếng ồn lớn.
  • Nhiều khí thải không thân thiện với môi trường.

Phân loại động cơ diesel

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm động cơ diesel có cấu tạo, mẫu mã, tính năng và giá cả khác nhau. Điều này vừa giúp gia tăng sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn nhưng đồng thời cũng gây ra một số khó khăn khiến khách hàng phải đau đầu lựa chọn. Dưới đây là một số dòng phổ biến giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp.

Phân loại theo xi lanh

  • Theo số lượng: Động cơ 1 xi lanh, động cơ nhiều xi lanh.
  • Theo cách đặt xi lanh: Động cơ đặt thẳng hàng, nằm ngang, thẳng đứng, động cơ chữ V,….

Phân loại theo cấu tạo buồng đốt và nguyên tắc hòa khí

  • Động cơ chạy dầu với buồng đốt thống nhất.
  • Động cơ chạy dầu dùng buồng đốt dự bị.

Phân loại theo chu trình hoạt động

  • Động cơ 2 kỳ.
  • Động cơ 4 kỳ.

Phân loại theo phương pháp nạp

  • Động cơ không tăng áp
  • Động cơ tăng áp

Tổng kết

Trên đây là bài viết Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao của Thành Thái Motor. Hy vọng thông qua bài viết này, Thành Thái Motor đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về động cơ diesel, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về động cơ diesel, hãy liên hệ với Thành Thái Motor nhé.

Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại động cơ diesel, máy bơm nước, máy nước nóng bơm nhiệt, motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, mô tơ hộp số giảm tốc, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, giảm tốc tải nặng vuông góc, giảm tốc tải nặng trục ra song song,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.

Liên hệ ngay:
MST: 0316851198
Hotline 1: 0966.596.219
Hotline 2: 0909.064.529
Hotline 3: 0909.539.175
Hotline 4: 0967.534.629

Xem thêm: Hộp giảm tốc 2 cấp bánh răng trục vít là thiết bị gì