Động cơ không đồng bộ là một loại động cơ đang được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị máy móc hiện nay. Tuy nhiên, chưa chắc ai cũng hiểu rõ những thông tin cơ bản của loại động cơ này. Vậy động cơ không đồng bộ là gì, cấu tạo ra sao, công dụng thế nào,… hãy cùng Thành Thái Motor tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Động cơ không đồng bộ là gì?
Động cơ không đồng bộ hay còn được gọi là động cơ cảm ứng, là một loại động cơ điện xoay chiều biến đổi điện năng thành cơ năng để sử dụng. Loại động cơ này có tốc độ quay của rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường stator. Động cơ không đồng bộ có dãy công suất rất rộng, từ vài watt đến hàng nghìn kilowatt. Hầu hết là động cơ không đồng bộ 3 pha, bên cạnh đó có 1 số động cơ có công suất nhỏ là 1 pha.
Cấu tạo của động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là stator và rotor. Ngoài ra còn có phần vỏ máy, nắp máy và cả trục máy.
- Vỏ máy: Có cấu tạo bền bỉ để chứa đựng và bảo vệ các bộ phận bên trong máy.
- Trục máy: Làm từ thép không gỉ, có gắn rotor, ổ bi và phía cuối của trục có gắn 1 chiếc quạt gió để làm mát.
- Stator: Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và phần dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy.
- Rotor: Bao gồm lõi thép, dây quấn và phần trục máy. Lõi thép bao gồm các lá thép kỹ thuật điện. Trục làm từ thép và có gắn lõi thép trên đó.
- Chổi than: Đặt cố định và tỳ trên vành trượt nhằm mục đích dẫn điện vào 1 biến trở nối hình sao nằm ở phía ngoài động cơ để khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ.
Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ
Chu kỳ dương
Trong chu kỳ dương của nguồn điện xoay chiều, dòng điện trong cả hai cuộn dây tăng dần từ 0 đến cực đại và sau đó dần dần trở lại từ cực đại đến 0 theo định luật Ohms. Từ trường sẽ được tạo ra bởi mỗi vòng trong cả hai cuộn dây. Nếu chúng ta thêm từ thông được tạo ra bởi toàn bộ cuộn dây, thì nó sẽ nhận được một giá trị đáng kể. Toàn bộ thông lượng này sẽ xuất hiện trên lõi sắt khi cuộn dây được quấn trên thân lõi.
Cường độ từ thông này tỷ lệ thuận với dòng điện chạy trong cuộn dây quấn trên cả hai thân sắt. Vì vậy, trong nửa chu kỳ dương, từ thông chuyển từ 0 sang cực đại và sau đó giảm dần từ cực đại sang 0. Khi chu kỳ dương hoàn thành cường độ từ trường tại khe hở không khí cũng bằng không và sau đó, chúng ta sẽ có chu kỳ âm.
Chu kỳ âm
Trong chu kỳ âm, điện áp dương sẽ dần dần đi từ 0 đến cực đại và sau đó trở về 0. Vì dòng điện tỷ lệ tuyến tính với điện áp, cường độ của nó trong cả hai cuộn dây tăng dần từ 0 đến cực đại và sau đó giảm từ cực đại xuống 0.
Theo định luật Lenz, thì một từ trường sẽ xuất hiện xung quanh các cuộn dây tương tự như trong chu kỳ dương. Từ trường này sẽ được tập trung tại trung tâm của lõi ferrite của động cơ không đồng bộ. Vì cường độ từ thông tỷ lệ thuận với dòng chảy trong cuộn dây trên cả hai lõi sắt, từ thông này cũng sẽ đi từ 0 đến cực đại và sau đó giảm dần xuống 0 theo cường độ dòng điện. Mặc dù giống như một chu kỳ dương, nhưng có một sự khác biệt, đó là hướng của các đường sức từ.
Quá trình này cứ lặp lại liên tục, từ trường ở trung tâm trên lõi sắt cũng liên tục thay đổi cả về cường độ và hướng.
Công dụng của động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ được sử dụng rất nhiều trong cả sản xuất và dân dụng bởi sự tiện lợi và những lợi ích mà nó mang lại. Một số công dụng phổ biến mà loại động cơ này đáp ứng tốt có thể kể đến như sau.
- Làm động cơ đĩa quay trong lò vi sóng.
- Làm máy khoan.
- Động cơ máy giặt, máy sấy.
- Động cơ đầu máy xe lửa.
- Làm động cơ máy tính như ổ cứng, ổ quang,…
- Máy phát điện không đồng bộ 3 pha.
- Và một số công dụng khác.
Ưu và nhược điểm của động cơ không đồng bộ
Ưu điểm
Động cơ không đồng bộ có nhiều ưu điểm vượt trội giúp phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng. Một số ưu điểm của loại động cơ này như sau.
- Chế tạo đơn giản.
- Giá thành phải chăng.
- Độ tin cậy cao.
- Hiệu suất tốt.
- Dãy công suất rộng.
- …
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bậc, động cơ không đồng bộ vẫn còn tồn tại một số nhược điểm gây khó khăn cho người sử dụng.
- Hệ số công suất thấp gây tổn thất công suất phản kháng của lưới điện.
- Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải.
- Khó điều chỉnh tốc độ.
- Đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn.
- Momen mở máy nhỏ.
- …
Phân loại động cơ không đồng bộ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm động cơ không đồng bộ có cấu tạo, mẫu mã, tính năng và giá cả khác nhau. Điều này vừa giúp gia tăng sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn nhưng đồng thời cũng gây ra một số khó khăn khiến khách hàng phải đau đầu lựa chọn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi dưới đây là một số dòng động cơ phổ biến giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp.
- Phân theo kết cấu vỏ máy: Kiểu hở, kiểu kín, kiểu bảo vệ,…
- Phân theo số pha: Một pha, Hai pha, Ba pha,…
- Phân theo kiểu dây quấn của rotor: Rotor lồng sóc, rotor dây quấn,…
Tổng kết
Trên đây là bài viết Động cơ không đồng bộ là gì, công dụng ra sao của Thành Thái Motor. Hy vọng thông qua bài viết này, Thành Thái Motor đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về động cơ xăng, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về động cơ không đồng bộ, hãy liên hệ với Thành Thái Motor nhé.
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại động cơ không đồng bộ, động cơ không chổi than, động cơ xăng, động cơ diesel, máy bơm nước, motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, mô tơ hộp số giảm tốc, motor giảm tốc 1 pha, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục ra song song,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.
Xem thêm: Động cơ không chổi than là gì và có tác dụng ra sao