Cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản tại nhà

Cách đấu công tắc điện 2 chiều tại nhà.

Công tắc điện là thiết bị cơ bản và rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy đã quen với hình ảnh của thiết bị này, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về công tắc điện hay chưa. Bài viết này ta cùng tìm hiểu về công tắc điện và cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản tại nhà.

Công tắc điện 2 chiều là gì?

Để tìm hiểu cách đấu công tắc điện 2 chiều ta cần biết khái niệm về công tắc điện 2 chiều, đây là một phát minh vĩ đại của Thomas Alva Edison, còn được gọi là công tắc đảo chiều hoặc là công tắc 3 cực. Cách đấu công tắc điện 2 chiều khá là phức tạp nhưng chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn là bạn có thể dễ dàng làm được. Công tắc điện 2 chiều có cấu tạo gồm 3 chân nối dây ứng với 3 cực đấu với dây điện (1 cực động, 2 cực tĩnh) để chuyển nối dòng điện, cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với công tắc điện 1 chiều thông thường. Đem đến nhiều sự tiện lợi hơn và đặc biệt ở các công trình có kết cấu hệ thống điện nhiều chi tiết phải đòi hỏi cao về sự tiện dụng của thiết bị nội, ngoại thất.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều tại nhà.
Cách đấu công tắc điện 2 chiều tại nhà.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Được ứng dụng nhiều trong đời sống, công tắc điện 2 chiều có nguyên lý hoạt động như sau: khi người dùng bật công tắc, cực động sẽ tiếp xúc với 1 trong 2 cực tĩnh. Vào lúc này, dòng điện sẽ được cấp cho thiết bị điện. Khi người dùng tắc công tắc, cực động sẽ được tách khỏi cực tĩnh. Khi đó, dòng điện sẽ bị ngắt và ngừng hoạt động.

Nguyên lý hoạt động

Công tắc 2 chiều có 3 cực, khi dòng điện xuất hiện, sẽ có 1 cực vào và 2 cực ra. Với kết cấu này, ở 1 thời điểm dòng điện đi qua, chỉ có 1 cực ra được nối thông với cực vào và làm cho đèn hoặc thiết bị điện hoạt động. Với cực ra còn lại, khi được kích hoạt sẽ làm ngắt dòng điện, đèn hay thiết bị lúc đó sẽ ngừng hoạt động.

Với nguyên lý này, khi ở thực tế, hoàn toàn có thể thực hiện đóng và ngắt dòng điện đối với 1 bóng đèn hay là 1 thiết bị điện ở 2 khu vực khác nhau, rất tiện lợi trong việc sinh hoạt.

Nguyên lý hoạt động của công tắc điện 2 chiều
Nguyên lý hoạt động của công tắc điện 2 chiều

Ứng dụng của công tắc điện 2 chiều

Công tắc điện 2 chiều có thiết kế khá là phức tạp khiến cho cách đấu dây không hề dễ dàng. Tuy nhiên, loại công tắc này có rất nhiều ứng dụng tiện lợi và nổi trội hơn so với công tắc điện 1 chiều.

Công tắc điện 2 chiều hay được ứng dụng để điều khiển bật và tắt 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau, là mạch điện cầu thang, phòng ngủ, sử dụng cho các tầng nhà, hoặc là trong căn hộ chung cư. Ứng dụng của công tắc điện 2 chiều giúp cho người dùng tiết kiệm công sức và thời gian di chuyển so với bật và tắt bóng đèn và ở vị trí cố định.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản tại nhà

Như đã nói ở trên thì công tắc điện 2 chiều có thiết kế rất là phức tạp khiến cho việc đấu dây không dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn sau đây thì bạn sẽ biết được cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản tại nhà nhé!

Chuẩn bị vật tư, công cụ, thiết bị

Để lắp đặt công tắc điện 2 chiều bạn cần phải chuẩn bị những vật liệu sau: 

  • Công tắc điện 2 chiều
  • Thiết bị cần đấu dây với công tắc
  • Đế âm, dây điện, tua-vít, bút thử điện,..

Cần phải lưu ý là để đảm bảo an toàn điện, nên chắc chắn là nguồn điện phải được ngắt tạm thời khỏi hệ thống (kiểm tra aptomat / cầu chì) và thử điện bằng bút thử điện trước khi đấu dây công tắc điện 2 chiều.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều

Cách đấu công tắc điện 2 chiều thường có 2 cách. Mạch điện dân dụng sẽ có 2 dây là dây pha (dây lửa) và dây nguội (dây trung tính). Dây trung tính lúc đó sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn.

Cách 1: Cách này rất phổ biến là cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Tuy nhiên cách này thường khá lãng phí và tốn nhiều dây điện.

Cách 2: Ta nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha.

Cách này hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý: khi xuất hiện dòng điện thì sẽ có sự chênh lệch về điện áp. Vì vậy, khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì không có dòng điện chạy qua thiết bị giúp cho tăng độ bền của thiết bị và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Cách đấu công tắc điện 2 chiều

Lưu ý khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều

Khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều, bạn cần lưu ý sau:

  • Chọn mua các công tắc điện 2 chiều có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn.
  • Tìm hiểu kỹ cách lắp đặt để đảm bảo an toàn vì công tắc điện 2 chiều rất phức tạp.
  • Nên lắp đặt công tắc ở vị trí thuận lợi nhất, giúp cho việc bật / tắt được dễ dàng và thuận tiện.
  • Không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt, có thể tiếp xúc trực tiếp với nước như ở trong phòng tắm hay ngoài trời. Bạn có thể chọn loại công tắc 2 chiều có khả năng chống nước và ẩm để đảm bảo an toàn.
  • Thường xuyên kiểm tra công tắc điện 2 chiều, đường dây điện trong lúc sử dụng để phát hiện kịp thời các sự cố.

Thành Thái Motor: Chuyên cung cấp các loại thiết bị điện, motor máy bơm nước chính hãng

Qua bài viết trên thì các bạn cũng đã hiểu sơ bộ về công tắc điện 2 chiều cũng như là cách đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản tại nhà. Hy vọng rằng các bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào trong cuộc sống sinh hoạt.

Ngoài ra thì Thành Thái Motor cũng là nơi chuyên cung cấp các loại thiết bị điện, motor máy bơm nước chính hãng có giá tốt nhất trên thị trường hiện nay. Để sở hữu được thiết bị điện và máy bơm chất lượng, thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng của gia đình, quý khách hàng nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.