Công suất động cơ điện là gì? Công thức tính và cách tiết kiệm điện

Công suất động cơ điện Thành Thái Motor

Công thức tính công suất động cơ điện đang là một trong những vấn đề mà nhiều người dùng sử dụng điện băn khoăn và quan tâm nhất hiện nay. Bởi có lẽ, trước khi mua một thiết bị điện nào đó, người ta thường dựa vào các thông số kỹ thuật của sản phẩm đó để có thể tính ra được công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ nhằm tiết kiệm chi phí.

Công suất động cơ điện là gì?

Có thể hiểu theo 1 cách đơn giản là công suất động cơ điện đề cập đến năng lượng được tạo ra bởi động cơ điện khi nó hoạt động. Nó cũng có thể hiểu là công suất do động cơ thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất tiêu thụ điện của mạch điện chính là đại lượng đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của cả mạch điện. Công suất động cơ điện có đơn vị tiêu chuẩn quốc tế thường là kilowatt (kW) hoặc watt (W), nhưng mã lực cũng được sử dụng dưới dạng đơn vị 1 mã lực = 746 watt (W).

Công suất động cơ điện 1 pha
Động cơ điện 1 pha

Công thức và cách tính công suất động cơ điện

Trước khi tìm hiểu công thức tính công suất động cơ điện, ta cần biết được công suất tiêu thụ của một động cơ điện là gì? Hiểu theo cách thông dụng nhất, công suất chính là tỉ lệ giữa đơn vị công suất thực (KW) và công suất dòng điện (KVA).

Công thức

Để tìm hiểu về công thức tính công suất động cơ điện, trước tiên ta cần phải tìm hiểu kỹ công suất tiêu thụ điện là gì, công suất tiêu thụ của đoạn mạch thông thường sẽ được tính bằng trị số điện năng tiêu thụ của đoạn mạch đó trong 1 đơn vị thời gian. Hoặc được tính bằng tích giữa hiệu điện thế của 2 đầu đoạn mạch nhân với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Bất kỳ một thiết bị điện nào cũng được tiêu thụ điện năng và ngay trên thiết bị đó đều ghi rõ công suất điện tương ứng với thiết bị đó. Để biết được hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng các thiết bị điện trong gia đình đã sử dụng bao nhiêu kí điện, chúng ta cần tính được công suất tiêu thụ 1 cách chính xác nhất.

Công thức tính của công suất tiêu thụ hiện nay là: P= A/ t =U. I
  – P là công suất tiêu thụ, tính bằng đơn vị (W)
  – T là thời gian tính bằng (s)
  – A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, tính bằng đơn vị (J)
  – U là hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch, tính bằng đơn vị (V)
  – Đơn vị tính công suất: (W). Cách đổi đơn vị sang W như sau: 1KW = 1000W, 1MW = 1.000.000W.

Công thức tính công suất động cơ điện:

Công thức tính công suất động cơ điện

Cách tiết kiệm điện hiệu quả

  • Sử dụng động cơ điện có hiệu suất cao: Hiệu suất của động cơ điện còn phụ thuộc nhiều vào giải pháp thiết kế cũng như điều kiện vận hành của chúng. Động cơ hiệu suất cao thường được thiết kế chuyên dụng nhằm mục đích làm giảm các tổn thất nhiệt trong các cuộn dây như stato, roto, lõi thép,.. Cũng nhờ vậy mà chúng có thể tăng hiệu suất động cơ lên thêm 3,8% so với động cơ tiêu chuẩn. Giá động cơ hiệu suất cao theo đó cũng đắt hơn so với động cơ tiêu chuẩn, nhưng phần chi phí chênh lệch này sẽ được hoàn nhanh chóng nhờ vào việc giảm chi phí vận hành. 
  • Hạn chế để động cơ làm việc với chế độ non tải hoặc quá tải: Các động cơ 1HP – 5HP thường chạy dưới 45% tải thì hiệu suất cũng sẽ bắt đầu giảm. Qua đó sẽ làm tăng tổn thất, giảm hiệu suất và giá trị cosφ. Nếu động cơ thường xuyên phải làm việc với tải ở mức dưới 45% định mức thì bạn phải nên thay bằng loại động cơ có công suất nhỏ hơn.
  • Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần: khi đã làm thay đổi được tần số f, ta sẽ điều chỉnh được tốc độ quay (n) của động cơ (vì n = 60 f/p, trong đó p là số cặp cực), nên sẽ điều chỉnh được lưu lượng Q (vì Q~n). Vì công suất của động cơ điện luôn luôn tỷ lệ với lập phương của tốc độ quay (P~n3), nên khi cần giảm thiểu lưu lượng điện thì công suất tiêu thụ của động cơ cũng sẽ giảm theo hàm bậc 3. Chẳng hạn như: lưu lượng giảm từ 10 20 30 40% Qđm thì công suất tiêu thụ cũng sẽ giảm theo lần lượt là 22 44 6173% Pđm.
  • Nâng cao chất lượng của nguồn cung cấp: Hiệu suất làm việc của các loại động cơ điện còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng của nguồn điện cung cấp cho nó. Cho nên, để sử dụng được điện năng cho động cơ 1 cách tiết kiệm có thể nhất, các bạn cũng cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của nguồn cung cấp.

Cách tính công suất động cơ

Hiện nay vấn đề công suất động cơ điện năng tiêu thụ là bao nhiêu luôn là bài toán khó cho những hộ gia đình. Do vậy ta cần nắm rõ được cách tính công suất động cơ điện và cách đọc các thông số kỹ thuật được ghi trên máy để giúp người dùng lựa chọn các thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của gia đình. Dựa vào công thức tính công suất động cơ điện ở trên, ta có cách tính công suất động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha như sau:

Cách tính công suất động cơ điện 1 pha

Công suất tiêu thụ của dòng điện 1 pha được tính bằng công thức sau: W = P.t

Trong đó: 

  • P là công suất của mạch điện (W).
  • t là thời gian mà động cơ điện hoạt động (s).
  • W chính là điện năng mà động cơ tiêu thụ (J).

Ta hãy bỏ qua các thông số khác mà chỉ cần quan tâm tới thông số công suất ghi trên bao bì của thiết bị là bao nhiêu Watt là đủ. Ví dụ như: Máy lạnh Panasonic được biết công suất tối đa là 920W/h không inverter thì trong 1 ngày sẽ tiêu thụ được:

1 ngày = 920 w x 24h = 22.080W = 22.080 kWh.

Cách tính công suất điện 1 pha đơn giản và nhanh nhất hiện nay chính là dùng đồng hồ đo công suất điện 1 pha. Bạn có thể dùng loại đồng hồ cơ hoặc đồng hồ điện tử tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình.

2 loại đồng hồ đo công suất điện này đều đem lại kết quả chính xác như nhau. Bởi vì chúng đều có ưu điểm là được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, có thể lắp đặt tại bất kỳ vị trí nào, miễn là gần CP mà không cần tốn nhiều diện tích.

Tính công suất đông cơ điện 1 pha đơn giản ở trong nhà xưởng
Tính công suất đông cơ điện 1 pha đơn giản ở trong nhà xưởng

Cách tính công suất động cơ điện 3 pha

Trước tiên ta phải biết được thông số về dòng máy móc, đó là chỉ số công suất tối đa. Thông thường người ta sẽ lấy thông số về công suất điện dựa trên các nhãn năng lượng được đính kèm trên các sản phẩm máy móc để tính.

Để biết được cách tính công suất động cơ điện 3 pha thì bạn cần phải biết cách tính công suất điện tiêu thụ của bất kỳ thiết bị điện nào đó mà gia đình mình đang dùng để sử dụng hợp lý nguồn điện.

Dòng điện 3 pha là dòng điện hay được sử dụng cho các dòng máy móc công nghiệp sở hữu công suất lớn, chẳng hạn như: máy hút bụi công nghiệp, máy giặt công nghiệp, máy rửa chén, máy nén khí công nghiệp,… bởi vì lượng điện năng tiêu thụ của các dòng máy này đo được là vô cùng lớn.

Công suất của động cơ: sức mạnh được động cơ sử dụng chính là để thực hiện công việc trên tải được tính bằng: P = Vrms lrm cos φ

Trong đó:

  • P là công suất thực, được tính bằng watt (W)
  • V rms là điện áp rms = V đỉnh / 2, được tính theo Vôn (V)
  • Irms là dòng điện rms = l pic / 2, được tính theo Ampe (A)
  • φ là góc được tính bằng giai đoạn khác với giai đoạn trở kháng giữa điện áp tiêu thụ và dòng điện.

 

Thành Thái Motor – Chuyên cung cấp các thiết bị động cơ điện có giá thành tốt, uy tín

Qua bài viết trên thì Thành Thái Motor cũng đã giúp bạn tìm hiểu được công suất động cơ điện là gì, công thức và cách tiết kiệm điện một cách hiệu quả. Ngoài ra thì Thành Thái Motor cũng cung cấp các loại thiết bị điện, động cơ điện, các loại động cơ 3 pha có hiệu suất cao với giá thành hợp lý.

Chúng tôi luôn tự hào đem đến các sản phẩm công nghiệp tiên tiến và chất lượng nhất trên thị trường đến với quý khách hàng. Liên hệ Thành Thái Motor để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên viên có kinh nghiệm và tay nghề lâu năm trong ngành công nghiệp, đảm bảo quý khách hàng sẽ được hỗ trợ một cách tốt nhất.