Tỉ số truyền mô tơ giảm tốc – Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí thì khái niệm về tỉ số truyền động hộp số và công thức tính tỉ số truyền không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hết các kiến thức cơ bản của chúng, nó có những ứng dụng, tính năng vô cùng quan trọng đối với đời sống hằng ngày.
Khái niệm về tỉ số truyền mô tơ giảm tốc?
Tỉ số truyền động của mô tơ hộp số giảm tốc còn gọi là tỉ số truyền mô tơ giảm tốc
Ký hiệu tiếng Anh của nó là ratio hoặc i.
Tỉ số truyền hộp số giảm tốc là số lần mà tốc độ của hộp số giảm đi, ví dụ mô tơ điện có tốc độ 1600 vòng phút, tỉ số truyền = 10 thì tốc độ sau khi giảm tốc còn là 1600 / 10 = 160 vòng phút. Giả sử là mô tơ 6 poles có tốc độ 900 vòng phút, tỉ số truyền = 30 thì, tốc độ trục ra mô tơ là 900: 30 = 30 vòng/phút.
Tỉ số truyền hộp số giảm tốc rất quan trọng vì nó thể hiện cho lực kéo của mô tơ, nếu tỉ số truyền càng lớn thì tốc độ mô tơ càng chậm, lực tải càng khỏe hơn và ngược lại. Trong vật lý gọi đó là “thiệt về quãng đường thì lợi về lực”. Các loại tỉ số truyền được sử dụng phổ biến như: ratio = 10, 20, 30, 60,… Tỉ số truyền nhỏ nhất là 2, còn lớn nhất là vô cùng!
Cách tính tỉ số truyền của hộp giảm tốc
Tính được tỉ số truyền hộp giảm tốc sẽ giúp người dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Dưới đây là cách tính tỉ số truyền của hộp giảm tốc:
Công thức tính tỉ số truyền động của mô tơ giảm tốc
Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí ngày nay, tỉ số truyền động là thước đo trực tiếp cho tỷ lệ tốc độ quay của hai hay nhiều bánh răng được lồng vào nhau.
Dựa theo nguyên tắc, khi hoạt động với hai bánh răng, nếu bánh răng truyền động (bánh răng trực tiếp nhận được lực quay từ mô tơ v.v.) lớn hơn so với bánh răng bị dẫn động thì bánh răng sau sẽ quay nhanh hơn và ngược lại. Ta có thể thể hiện khái niệm cơ bản này qua công thức:
Tỷ lệ bánh răng = T2 / T1
Trong đó :
T1 chính là số răng của bánh răng thứ nhất
T2 là số răng của bánh răng thứ 2
Công thức tính tỉ số truyền động mô tơ giảm tốc trong trường hợp có hai bánh răng
Với trường hợp có hai bánh răng, giả sử rằng bánh răng truyền động nhỏ hơn quay bánh răng bị động lớn hơn
+ Đầu tiên bạn sẽ đếm số răng trên hai bánh răng, ví dụ bánh răng truyền động có 20 răng còn bánh răng bị động có 30 răng.
+ Tiếp theo bạn chia số răng của bánh răng bị động cho số răng của bánh truyền động, như ví dụ nêu trên thì ta lấy 30 chia 20 = 1.5.
+ Điều này có nghĩa bánh răng dẫn động cần phải quay một vòng rưỡi thì bánh răng bị động mới quay được 1 vòng, tức là bánh răng bị động sẽ có tốc độ quay chậm hơn vì nó lớn hơn.
Công thức tính tỉ số truyền động của mô tơ giảm tốc trong trường hợp có nhiều hơn hai bánh răng
Trên thực tế, từ một chuỗi bánh răng kết hợp với nhau có thể chế tạo được một bộ truyền bánh răng, không chỉ có bánh răng truyền động và bánh răng bị động mà còn có bánh răng trung gian (một hoặc nhiều bánh), nằm giữa 2 bánh răng truyền động và bị động. Bánh răng trung gian sẽ làm nhiệm vụ đổi hướng quay khi không gian giữa hai bánh răng truyền động và bị động không còn phù hợp. Một vài trường hợp chỉ cần đổi góc nghiêng của răng thì không cần dùng đến bánh răng trung gian.
Ta chia số răng của bánh răng bị động cho số răng của bánh răng truyền động theo ví dụ: 30/7 ~ 4.3. Còn bánh răng trung gian không ảnh hưởng gì đến tỉ số truyền của bộ truyền động nên ta không cần quan tâm đến. Tỉ số truyền 4.3 tức là bánh răng truyền động phải quay 4.3 lần thì bánh răng bị động mới quay được 1 lần.
Ta có công thức: S1 × T1 = S2 × T2.
S1: Tốc độ đầu vào của bánh răng truyền động, được tính bằng vòng/phút (rpm)
T1: Số lượng răng của bánh răng truyền động.
S2: tốc độ đầu ra của bánh răng bị động, được tính bằng vòng/phút (rpm)
T2: Số lượng răng của bánh răng bị động.
Tính tỉ số truyền của bánh răng để làm gì?
Tính tỉ số truyền của bánh răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng các hệ thống truyền động cơ khí. Tỉ số truyền, là một số liệu mô tả mối quan hệ giữa tốc độ quay hoặc moment của hai bánh răng kết nối, đóng góp đáng kể vào việc hiểu biết và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống.
Tính toán tỉ số truyền còn đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán tuổi thọ và độ bền của các bánh răng, giúp dự đoán cách chúng sẽ chịu được tải trọng và môi trường làm việc. Điều này làm cho quá trình thiết kế trở nên chính xác và giúp người thiết kế đưa ra các quyết định thông minh về vật liệu và kích thước của bánh răng.
Sự hiểu biết về tỉ số truyền cũng hỗ trợ trong việc chẩn đoán sự cố nhanh chóng khi hệ thống gặp vấn đề, từ đó giảm thời gian dừng máy và chi phí sửa chữa. Tổng cộng, tính tỉ số truyền của bánh răng không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống truyền động mà còn là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của máy móc.
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, động cơ 3 pha, giảm tốc tải nặng vuông góc, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.