Động cơ xăng là một loại động cơ đang được sử dụng rất nhiều trong các ngành nghề hiện nay. Vậy bạn đã biết rõ những thông tin cơ bản như cấu tạo hay nguyên lý hoạt động của nó chưa? Nếu chưa, hãy cùng Thành Thái Motor tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Động cơ xăng là gì?
Động cơ xăng là loại động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu là xăng. Bằng cách sử dụng xăng để tăng nhiệt độ và biến đổi nhiệt độ thành cơ năng hay mô men xoắn, động cơ xăng giúp thiết bị có thể hoạt động được. Trái ngược hoàn toàn với cách hoạt động của động cơ diesel.
Động cơ xăng thường được ứng dụng trong các loại phương tiện giao thông như xe máy, xe hơi,…
Cấu tạo của động cơ xăng
Động cơ xăng có cấu tạo gồm 7 bộ phận chính. Cụ thể như sau.
- Xi lanh: Là bộ phận vô cùng quan trọng của động cơ xăng. Tùy theo thiết kế của thiết bị mà động cơ sẽ có 4 xi lanh, 8 xi lanh được xếp theo chiều dọc, ngang, chữ I, chữ V,…
- Bugi: Có khả năng tạo ra tia lửa điện cho quá trình đốt cháy.
- Xupap: Điều khiển việc đóng mở của các van mở, hút và xả.
- Trục cam: Có chức năng đóng mở và xả khí.
- Trục khuỷu: Nhận lực đẩy từ thanh truyền và truyền đến bánh đà.
- Hệ thống nạp nhiên liệu: Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí vào các xilanh.
- Hệ thống làm mát: Làm mát động cơ bằng nước.
Nguyên lý hoạt động
Khi hoạt động, động cơ xăng trải qua 4 kỳ làm việc. Chúng bao gồm.
Kỳ nạp
Kỳ nạp giúp nạp không khí vào xi lanh. Pít tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Thể tích bên trong xi lanh tăng còn áp suất giảm xuống. Xupap nạp mở ra dưới sự điều khiển của cơ cấu phối khí. Do áp suất bên trong xi lanh nhỏ hơn áp suất bên ngoài nên không khí được nạp vào bên trong.
Kỳ nén
Hỗn hợp khí và xăng sau khi hòa trộn được nén lại khi pít tông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Khi kết thúc kỳ nén, hỗn hợp nhiên liệu này được đánh lửa qua bugi.
Kỳ sinh công
Hỗn hợp khí được đốt cháy và sinh nhiệt làm tăng áp suất khiến cho pít tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Trục khuỷu quay giúp chuyển động được truyền đến hộp số và cuối cùng là các bánh xe.
Kỳ xả
Vai trò của kỳ này là xả khí thải ra ngoài. Pít tông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Lúc này xupap nạp đóng và xupap xả mở để pít tông đẩy khí thải đã ra ngoài.
Công dụng của động cơ xăng
Động cơ xăng được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và cả trong dân dụng. Bên cạnh công dụng phổ biến là làm động cơ cho các phương tiện giao thông, loại động cơ này vẫn còn có nhiều công dụng khác có thể kể đến như sau.
- Động cơ cho xe máy, xe hơi, xe tải,…
- Làm máy phát điện.
- Động cơ máy cày, máy xới đất,…
- Làm máy bơm nước,…
- …
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Động cơ xăng được sử dụng rất phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Một số ưu điểm nổi bật của loại động cơ này có thể dễ dàng nhận thấy như sau.
- Khả năng tăng tốc cho xe tốt hơn.
- Vận hành êm ái.
- Tiếng ồn tạo ra không quá lớn.
- Nhiên liệu xăng phổ biến và dễ tiếp cận.
- Dễ dàng sửa chữa nếu gặp vấn đề.
- …
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu việt, động cơ xăng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm hạn chế gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi sử dụng.
- Khả năng chịu tải thấp.
- Có thể gây cháy nổ nếu sử dụng không đúng cách.
- Hiệu năng thấp hơn so với động cơ dầu.
- Giá thành nhiên liệu thường biến động.
Phân loại động cơ xăng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm động cơ xăng có cấu tạo, mẫu mã, tính năng và giá cả khác nhau. Điều này vừa giúp gia tăng sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn nhưng đồng thời cũng gây ra một số khó khăn khiến khách hàng phải đau đầu lựa chọn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi dưới đây là một số dòng sản phẩm phổ biến giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp.
- Động cơ lean burn: Sử dụng hỗn hợp khí – nhiên liệu nghèo để hoạt động bằng cách ứng dụng quá trình pha trộn hiệu quả cao.
- Động cơ phun xăng trực tiếp GDI: Nhiên liệu được bơm trực tiếp dưới áp suất cao vào trong buồng đốt ngay trước thời điểm đánh lửa của bugi.
- Động cơ phun xăng trực tiếp IDE: Sử dụng phương thức tái tuần hoàn khí xả EGR siêu cao.
- …
Tổng kết
Trên đây là bài viết Động cơ xăng là gì, cấu tạo và ứng dụng của Thành Thái Motor. Hy vọng thông qua bài viết này, Thành Thái Motor đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về động cơ xăng, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về động cơ xăng, hãy liên hệ với Thành Thái Motor nhé.
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại động cơ xăng, động cơ diesel, máy bơm nước, motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, mô tơ hộp số giảm tốc, giảm tốc tải nặng trục thẳng, giảm tốc tải nặng vuông góc, motor điện 3 pha,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.
Xem thêm: Động cơ diesel có cấu tạo thế nào, công dụng ra sao