Mạch điện tử là gì? Tổng quan về các loại mạch điện tử phổ biến

Mạch điện tử là gì

Khi ta nhìn vào trong thành phần cấu tạo của các vật dụng hàng ngày như tivi, máy tính, điện thoại,.. thì ta rất dễ nhận ra sự có mặt của các mạch điện tử. Vậy mạch điện tử là gì, và chúng có những loại nào? Cùng Thành Thái Motor tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Mạch điện tử là gì?

Mạch điện tử là một bảng mạch gồm nhiều cách linh kiện riêng lẻ và chúng được kết nối với nhau bằng các đường dẫn có thể truyền tín hiệu điện, thông tin từ ngoài vào trong mạch và ngược lại. Hiểu đơn giản hơn thì mạch điện tử là mạch mắc bộ nguồn phối hợp với các linh kiện điện tử (điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, điốt, vi mạch,..) để tạo nên một hệ thống thực hiện nhiều chức năng cụ thể. Mạch điện tử được coi là phần bộ não trung tâm của các thiết bị điện tử hiện đại, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng để điều khiển hệ thống.

Mạch điện tử là gì
Mạch điện tử là gì?

Tổng quan các loại mạch điện tử phổ biến

Mạch điện tử là thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Hầu hết các thiết bị điện đều có mạch điện tử, bên cạnh đó do mỗi thiết bị lại có những công dụng, chức năng khác nhau nên mạch điện tử cũng được chia ra thành nhiều loại. Dựa vào chức năng cũng như nhiệm vụ mà chúng ta phân loại các mạch điện tử khác nhau như sau:

Mạch nguồn – chỉnh lưu, lọc, ổn áp..

Là loại mạch rất phổ biến và gần như là sớm vì mạch được xuất hiện gần như từ khi bắt đầu có dòng điện xoay chiều. Loại mạch này sẽ hỗ trợ điều chỉnh dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều, cũng như có thể điều chỉnh để làm ổn định lại dòng điện sao cho phù hợp với các loại máy móc, thiết bị, tránh tình trạng quá tải gây hỏng hóc.

Mạch khuếch đại

Là loại thiết bị, hoặc linh kiện có khả năng sử dụng 1 lượng công suất nhỏ ở đầu vào sau đó khuếch đại lên thành công suất lớn hơn ở đầu ra. Trong mạch khuếch đại người ta sẽ chia thành 3 loại khác nhau:

  • Mạch khuếch đại về dòng điện: là loại mạch giúp ta thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu có cường độ yếu được đưa vào ban đầu.
  • Khuếch đại về điện áp: đây là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu lại được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuếch đại công suất: là mạch mà khi ta đưa tín hiệu có công suất yếu thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn. Loại mạch này chính là sự kết hợp của 2 mạch trên.
Sự đa dạng các loại mạch điện tử
Sự đa dạng của các loại mạch điện tử

Mạch tạo xung

Là loại board mạch được dùng để mắc phối hợp các linh kiện điện tử và giúp biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.

Mạch tạo sóng hình sin

Đây là loại mạch tạo ra tín hiệu sin chuẩn về biên độ và tần số. Thường được dùng làm nguồn tín hiệu để kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các mạch khuếch đại và các thiết bị điện tử khác. Ta có thể phân loại các dạng tạo sóng hình sin dựa theo đặc tuyến về linh kiện và tần số dao động cùng ứng dụng dùng làm sóng mang, sóng điều chế trong kỹ thuật thu, phát vô tuyến điện.

Công dụng và cách làm sạch mạch điện tử

Trên mạch điện tử, các cổng giao tiếp, mạch đều tiếp xúc nhiều với không khí nên thường sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn. Khi các chất bẩn bám vào các bo mạch điện tử, nếu để lâu sẽ làm bo mạch bị ẩm dẫn đến hư hỏng, chập mạch, làm giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị.

Công dụng của mạch điện tử

Bo mạch điện tử được coi là phần hạ tầng cơ sở chính của một thiết bị điện từ. Trong đó có các điện tử riêng lẻ (điện trở, vi mạch, tụ điện, bóng bán dẫn,..) Chúng sẽ được nối với nhau bằng các loại dây dẫn cùng vệt dẫn để dẫn dòng điện. Đây là phần linh kiện có diện tích bề mặt lớn nhất trong các thiết bị linh kiện điện tử.

Nhờ có sự kết hợp của các thành phần trên đã giúp cho bo mạch có thể thực hiện được các thao tác như là khuếch đại tín hiệu, thực hiện tính toán, truyền tải dữ liệu từ nơi này đến nơi khác. Chính vì lí do đó mà chỉ cần một thông tin dẫn truyền tín hiệu điện trên bo mạch điện tử kém đi thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một hệ thống, khiến nó bị suy giảm một cách đáng kể.

Cách vệ sinh mạch điện tử đơn giản

Để có thể loại bỏ được hết bụi bẩn cũng như đảm bảo an toàn cho mạch điện tử, ta cần sử dụng bình xịt hoặc một số loại hóa chất chuyên dụng. Cách thực hiện sẽ như sau:

  • Bước 1: Ta loại bỏ các nguồn có thể phát ra tia lửa xung quanh trước khi sử dụng do hơi của sản phẩm nặng hơn không khí và có thể lan truyền ra xa.
  • Bước 2: Tắt nguồn điện vào máy, và chú ý không nên sử dụng các thiết bị điện tử đó khi vẫn còn hoạt động, vì điều này sẽ vô cùng nguy hiểm.
  • Bước 3: Tiến hành tháo bo mạch rời khỏi bộ phận điện tử hay tủ điều khiển. Trước đó bạn nên chụp hình lại trước khi tháo rời để khi lắp lại sẽ dễ lắp hơn.
  • Bước 4: Lắc đều bình xịt và xịt lên bề mạch bo mạch điện tử với một lượng hóa chất vừa đủ. Nên để khoảng cách xịt từ 20-30cm và xịt kỹ vào từng chi tiết.
  • Bước 5: Lúc này ta chờ cho hóa chất bay hơi (20-30s) để cho khô hoàn toàn rồi sau đó mới đưa vào sử dụng.
  • Bước 6: Thực hiện lắp ráp lại mạch điện tử đúng vị trí ban đầu.
Cách vệ sinh mạch điện tử
Cách vệ sinh mạch điện tử đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện

Thành Thái Motor nơi cung cấp các loại động cơ đạt chuẩn chất lượng

Như vậy là qua bài viết này, Thành Thái Motor đã giúp bạn hiểu thêm về mạch điện tử, và các loại mạch điện tử phổ biến hiện nay. Ngoài ra, Thành Thái Motor tự hào cam kết mang đến những sản phẩm động cơ, động cơ điện chất lượng cao, đáng tin cậy và đạt hiệu suất tối ưu. 

Đến với Thành Thái Motor là bạn sẽ được hỗ trợ dịch vụ tốt nhất, cùng với các chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi đảm bảo quý khách hàng sẽ chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình với chi phí tối ưu nhất.