Trong những thông số kỹ thuật cơ bản nhất của 1 động cơ thì công suất và momen xoắn là 2 thông số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức mạnh của một chiếc xe. Có lẽ bởi vì hai thông số này có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số lại thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng mạnh hay yếu của chiếc xe trong từng trường hợp vận hành cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về momen xoắn và công thức tính momen xoắn trục động cơ điện.
Momen xoắn là gì?
Theo định nghĩa momen xoắn là một lực xoắn có xu hướng gây ra chuyển động xoay, là thước đo lực có thể khiến một vật thể nào đó xoay quanh một trục.
Có nghĩa rằng, Momen xoắn chính là lực sinh ra khi xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục. Khi có một lực nào đó tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, khi đó momen xoắn sẽ xuất hiện.
Bên cạnh đó, nó còn được gọi là một đại lượng vector. Hướng của vector momen phụ thuộc vào hướng của lực tác dụng lên trục.
Trong thực tế, lực momen xoắn cho chúng ta biết lực tối đa mà động cơ có thể cung cấp, nó càng lớn thì động cơ càng mạnh. Khác với mã lực, nó cho biết động cơ có thể giúp xe chạy nhanh như thế nào.
Ý nghĩa của momen xoắn?
Momen xoắn được chúng ta sử dụng phổ biến hàng ngày nhưng vì chúng ta không để tâm nên không phát hiện ra chúng.
Ví dụ như bạn mở khóa chìa khóa xe máy, vặn chìa khóa để mở khóa đề máy xe máy cũng là phương pháp sử dụng nó.
Đạp xe đạp, mở khóa cửa, nâng hạ hàng hóa qua con lăn, hay dùng trong mô tơ hộp số giảm tốc,… cũng đang sử dụng momen này.
Duy trì Ổn Định và Hiệu Suất:
Momen xoắn là yếu tố quyết định nên sự ổn định của hệ thống truyền động. Khi hệ thống truyền động hoạt động, mức độ xoắn được tạo ra sẽ định hình được độ chính xác và ổn định của các bộ phận quay. Việc duy trì sự cân bằng này là quan trọng để thiết bị tránh rung lắc không mong muốn và đảm bảo vận hành mượt mà.
Trong xe hơi, hệ thống truyền động phải xử lý một lượng lớn Momen từ động cơ. Sự ổn định của truyền động không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe mà còn đến tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống.
Quyết định hiệu suất của động cơ
Momen xoắn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ điện. Hiểu rõ về sự tương tác giữa momen xoắn và các yếu tố khác như công suất và tốc độ xoay giúp các kĩ sư có thể dễ dàng điều chỉnh động cơ để đạt hiệu suất tối ưu.
Trong môi trường công nghiệp, việc tối ưu hiệu suất của động cơ là một việc vô cùng quan trọng. Các kĩ sư cần phải đánh giá cẩn thận về cách momen ảnh hưởng đến cảm biến, bộ truyền động và các bộ phận khác để thiết kệ hệ thống vận hành hiệu quả.
Mối liên kết với công suất và năng lượng
Mối liên kết giữa momen xoắn và công suất là quan trọng trong quá trình chuyển động của máy móc. Công suất truyền động phụ thuộc trực tiếp vào nó và điều này quyết định khả năng của hệ thống chuyển động.
Trong ngành công nghiệp tái tại năng lượng như động cơ gió, khả năng tận dụng và chuyển đổi momen xoắn thành năng lượng điện giúp thực hiện hóa mô hình năng lương sạch và bền vững.
Kiểm soát trong công nghiệp ô tô
Momen xoắn đóng một vai trò chính trong hệ thống điều khiển ô tô, đặc biệt là trong hộp số và truyền động. Kiểm soát này giúp điều chỉnh hiệu suất của ô tô, đồng thời cung cấp trải nghiệm lái xe mượt mà và an toàn.
Trong ô tô tự lái, Momen xoắn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó đóng vai trò quyết định về sự nhạy bén của hệ thống lái tự động, đảm bảo an toàn và chính xác trong việc điều khiển xe.
Ứng dụng trong công nghiệp năng lượng
Momen xoắn trong máy phát điện không chỉ là yếu tố quyết định khả năng tạo ra năng lượng mà còn là yếu tố kiểm soát tốc độ quay của động cơ. Điều này giúp duy trì tần suất và điện áp ổn định.
Trong môi trường công nghiệp nơi máy phát điện được sử dụng để cung cấp điện cho các hệ thống tự động hóa, hiểu biết về momen là quan trọng để đảm bảo vận hành ổn định và tiết kiệm năng lượng
Công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện
Công thức tính momen xoắn:
T = P x 9.55/n
Trong đó:
- T – mô-men xoắn trên trục động cơ (Nm)
- P – Công suất động cơ (KW)
- n – Tốc độ vòng tua động cơ (vòng/phút)
Từ công thức trên, chúng ta có thể tính ra được công suất động cơ sử dụng như sau:
P = T x n/9.55
Ví dụ: Lực momen xoắn của động cơ điện 1.5KW tốc độ vòng tua 4Poles (1450 vòng/phút)
T = 1.5 x 9.55/1450 = 0.00987 (Nm)
Vậy, lực momen xoắn của động cơ điện 1.5KW 4 Poles là: 0.00987 Nm
Một số bảng momen xoắn của động cơ điện, giảm tốc
Momen xoắn của hộp giảm tốc NMRV
Momen xoắn của giảm tốc 0.75KW 1HP chân đế:
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, Motor điện công nghệ Châu Âu, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, động cơ 3 pha, giảm tốc tải nặng trục thẳng, máy bơm tăng áp tự ngắt, giảm tốc tải nặng vuông góc, Motor phòng chống cháy nổ, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.