Motor băng tải hay còn có tên gọi khác là băng tải công nghiệp hay hệ thống băng tải. Băng tải công nghiệp có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo nên các băng chuyền sản xuất, lắp ráp mô tơ của các doanh nghiệp, nhà xưởng trên cả nước. Nhờ có nó mà môi trường sản xuất của doanh nghiệp ngày càng trở nên khoa học và năng động hơn. Đồng thời còn giúp giải phóng được một lượng sức lao động lớn mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các nhà đầu tư.
Khái niệm về motor băng tải
Motor băng tải là động cơ đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận hành điều hành hệ thống băng tải và kéo tải hàng hóa, nhằm làm giảm lực thủ công, tiết kiệm nguồn nhân công, chi phí rẻ, dễ sử dụng bảo dưỡng.
Motor băng tải được cấu tạo như thế nào?
Động cơ băng tải được cấu tạo nên từ nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm:
- Một bộ truyền lực chủ động và một bộ con lăn.
- Mô tơ giúp giảm tốc độ, khiến cho phần hệ thống điều khiển và trục vít có khả năng kiểm soát được chính xác và hiệu quả nhất về tốc độ.
- Một hệ thống khung đỡ con lăn.
- Một con lăn.
Motor băng tải phân loại như thế nào?
Để phân loại mô tơ băng tải người ta có thể phân loại theo nhiều tiêu chí, có thể kể đến một vài các tiêu chí sau:
- Phân loại theo dòng điện: Động cơ 1 chiều (DC) và động cơ xoay chiều (AC).
- Phân loại theo điện áp pha : Động cơ 1 pha 220V hay 3 pha 380V.
- Phân loại theo công suất : Mô tơ công suất lớn thường trên 3,7KW, mô tơ công suất trung bình từ 0.2 Kw đến 3.7 Kw và mô tơ có công suất nhỏ dưới 200w.
- Phân loại theo kết cấu lắp đặt : Bao gồm motor mặt bích hay motor chân đế, mô tơ cốt trục âm, hay dương, mô tơ trục giữa hay trục chìa khóa, mô tơ trục thẳng hay trục vuông góc, mô tơ có hộp giảm tốc hay mô tơ tang trống (con lăn điện)
Chọn motor băng tải sao cho phù hợp?
Để chọn motor băng tải người ta thường căn cứ vào kết cấu, tải trọng, tốc độ, điện áp, môi trường, và không gian để chọn cho phù hợp với nhu cầu và các nguyên tắc được đưa ra:
- Tải trọng ( gồm có tự trọng hệ thống và tải trọng hàng hóa) càng lớn thì công xuất của mô tơ càng lớn.
- Đối với động cơ công xuất lớn người ta thường chọn động cơ 3 pha.
- Chọn theo điện áp nguồn : Nếu sử dụng nguồn điện 3 pha thì chọn mô tơ 3 pha, nguồn 1 pha chọn động cơ 1 pha, nguồn điện xoay chiều sử dụng động cơ xoáy chiều và nguồn điện 1 chiều sử dụng motor 1 chiều.
- Chọn theo kết cấu: Đối với các động cơ có tải trọng lớn người ta thường sử dụng mô tơ chân đế, còn tải trọng nhỏ hoặc trung bình chọn motor mặt bích.
- Chọn theo không gian: Nếu không gian lắp đặt lớn, rộng có thể dùng loại mặt bích hoặc chân đế, còn không gian nhỏ có thể dùng loại mô tơ code âm trục hoặc động cơ tang trống.
- Đối với mô tơ băng tải tốc độ cao thường người ta chọn loại mô tơ tang trống hoặc motor code âm có lắp thẳng hộp giảm tốc vào đầu trục.
Ngoài ra còn rất nhiều kết cấu lắp ráp mô tơ vào hệ thống để cho phù hợp với môi trường làm việc như mô tơ trong hầm mỏ, trong phòng nổ, động cơ dưới nước …vv
Cách lắp ráp và một số lỗi motor băng tải thường gặp
Motor băng tải được lắp đặt lên hệ thống băng tải thông qua 1 khung gá chịu lực (Satxi) hoặc lắp trực tiếp với đầu trục rulo, lắp với bích gá, lắp trực tiếp vào hai gối.
- Động cơ chân đế thường được lắp đặt với Sắt xi.
- Động cơ mặt bích thường được lắp với Bích gá.
- Động cơ cốt âm được lắp trực tiếp với đầu trục và khung qua bích gá.
- Động cơ tang trống điện được lắp đặt trực tiếp lên đầu băng qua gối.
Một số lỗi thường gặp ở motor băng tải
Cũng như các loại động cơ, motor khác thì động cơ băng tải cũng gặp phải một số lỗi như:
- Khi hoạt động gây ra tiếng ồn.
- Motor dễ bị nóng
- Một vài trường hợp động cơ không chạy.
- Bị rò điện khi làm việc.
- Trong lúc vận hành, lúc chạy dật cục, lúc chạy lúc dừng.
Băng tải công nghiệp được ứng dụng ra sao?
Dưới dây là một vài ứng dụng cụ thể mà ta thường thấy của băng tải công nghiệp:
- Trong ngành sản xuất: Lắp ráp linh kiện, lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, xe đạp điện, xe máy, …
- Trong ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm, y tế, dầy dép, may mặc,…
- Băng tải công nghiệp dùng để vận chuyển hàng hoá hay đóng gói sản phẩm,…
Ngoài ra băng tải công nghiệp còn được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kính tế cao nhất trong sản xuất.
Bên cạnh đó, hệ thống băng tải – băng chuyền có thể được lắp đặt mọi địa hình, bất cứ nơi nào. Điều này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm thiểu tai nạn trong lao động giúp đảm bảo tính an toàn cao trong lao động.
Bên cạnh đó, tham khảo 1 số mẫu động cơ giảm tốc chuyên dụng cho băng tải như:
Động cơ giảm tốc 3 pha ADTECH – Công nghệ Đức
Động cơ giảm tốc 1 pha ADTECH – Công nghệ Đức
Động cơ giảm tốc có thắng từ ( Phanh từ )
Động cơ giảm tốc trục ra vuông góc
Động cơ giảm tốc trục song song
Liên hệ ngay:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐỘNG CƠ THÀNH THÁI
MST: 0316851198
Địa chỉ: 25/15 Phạm Đăng Giảng, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0909.064.529 – 0967.534.629 – 0966.596.219 – 0909.534.629