Motor điện 3 pha là gì? Tiêu chí lựa chọn và sử dụng

Motor điện 3 pha

Motor điện 3 pha được sử dụng phổ biến và chủ yếu trong điện công nghiệp, không giống với động cơ điện 1 pha dùng trong dân dụng. Hãy cùng dongcothanhthai.com tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các thông tin liên quan đến motor điện 3 pha nay trong bài viết sau đây.

Cấu tạo motor điện 3 pha

Cấu tạo của động cơ điện 3 pha gồm 2 phần chính đó chính là: Stato (đứng yên) và Rotor (quay).

Stator: Là thành phần không quay trong động cơ điện, gồm có:

  • Bộ phận được ghép từ lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0.3 đến 0.5mm.
  • Các lá thép trên sẽ được dập rãnh hình vành khăn dùng để quấn dây Stator.
  • Dây quấn được chế tạ từ đồng/nhôm, đặc biệt dây quấn sẽ được đưa ra khỏi hộp nối sau khi quấn.

Rotor: Là phần động của động cơ điện, gồm có: 

  • Lõi thép với các lá thép kỹ thuật điện dày 0.3 đến 0.5mm tương tự như Stator, được dập hình dĩa và ép thật chặt, dùng đặt thanh dẫn hay dây quấn Rotor.
  • Dây quấn với 2 loại:
    • Dây quấn mạch hay còn được gọi là lồng sóc, sử dụng thanh dẫn đồng/nhôm với đặc điểm nổi bật là có kết cấu đơn giản và không đổi được R2.
    • Dây quấn pha với mối nối Y và có cấu tạo tương tự dây quấn của Stato, với đầu dây của Rotor đưa ra bên ngoài nhờ vào vành trượt cùng chổi than. Vành trục đồng gắn ở phía trên Rotor và chổi than Graphit gắn trên Stato nói mạch ngoài.
Cấu tạo motor điện 3 pha
Cấu tạo motor điện 3 pha

Motor điện 3 pha có cấu tạo phức tạp, ngoài các bộ phận chính trên motor điện 3 pha còn có các vở máy bảo vệ. Vỏ máy với chất liệu thường gặp là nhôm/gang, với chân đế thường được gắn chặt vào phần bệ của máy. 

Nguyên lý hoạt động của motor điện 3 pha

Những lá sắt của motor điện 3 pha được nhắc đến ở phần cấu tạo được chế tạo với kích thước mỏng nhất giúp giảm đi dòng điện xoáy xuống mức nhỏ nhất. Các thanh dẫn truyền bên trong phần rotor động cơ có thiết kế đặt xiên so cùng phần trục quay giúp tránh được sự dao động momen quay. 

Nguyên lý hoạt động: Khi dòng điện 3 pha được chúng ta kết nối với động cơ vào 3 dây quấn stator thì ngay lúc này chúng sẽ tạo được từ trường quay trong động cơ, tốc độ biết được là n1= 60f/p.

Bạn sẽ dễ dàng cắt từ từ, theo thứ tự các thanh dẫn trong phần dây quấn của Rotor và cảm ứng sức điện động, các mạch kín được đấu nối qua dây quấn Rotor. Do đó, sức điện động cảm ứng của motor điện 3 pha sẽ dẫn đến dòng điện được sinh ra ở thanh dẫn rotor. Khi đó, rotor sẽ quay nhanh hơn theo tốc độ n < n1 (cùng chiều n1) nhờ vào lực tương hỗ của từ trường quay và thanh dẫn có dòng điện thuộc rotor. 

Rotor n của Motor điện 3 pha sẽ có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay. Nếu tốc độ giữa chúng bằng nhau thì suy ra lực của điện từ quay về 0, lúc này dây quấn rotor sẽ không xuất hiện sức điện động và cả dòng điện cảm ứng.

Tiêu chí phân loại motor điện 3 pha

Để thực hiện cho mục đích tiện sử dụng và lựa chọn đúng mẫu motor phù hợp thì bạn cần biết các tiêu chí phân loại về kích thước, tốc độ, đặc tính, công suất ngay sau đây.

Motor điện 3 pha được phân theo kích thước

Dựa vào kích thước mà motor điện 3 pha được phần thành 3 loại: Lớn, vừa và nhỏ. (Kích thước ở đây được tính dựa theo bộ phận Stator). 

  • Motor điện 3 pha loại lớn: Đường kính bên ngoài của lõi thép Stato có kích thước lớn hơn 99mm, chiều cao motor điện lớn hơn 630mm.
  • Motor điện 3 pha loại vừa: Đường kính bên ngoài lõi thép Stato có kích thước trong khoảng 560 – 990mm, chiều cao motor điện ở khoảng 355 – 630mm.
  • Motor điện 3 pha loại nhỏ (mini): Đường kính bên ngoài lõi thép Stato có kích thước trong khoảng 25 – 560mm, chiều cao motor motor điện khoảng 90 – 315 mm.

Các dạng kích thước của động cơ điện 3 pha

Motor điện 3 pha được phân theo tốc độ quay

Động cơ điện 3 pha được phân thành 4 tốc độ quay trục đó là: 2, 4, 6 và 8 pole chi tiết như sau:

  • 2 pole 2800 vòng phút (motor điện 2800/2900/3000): Được tính trên lý thuyết thì loại động cơ điện này có thể quay với tốc độ là 3000 vòng/phút, nhưng khi tiến vào thực tế do trừ hao trượt và tải nên tốc độ chỉ còn khoảng từ 2800 đến 2900 vòng/phút.
  • 4 pole 1400 vòng/phút (motor điện 1400/1450/1500): Được tính trên lý thuyết thì loại động cơ điện này có thể quay với tốc độ là 1500 vòng/phút, nhưng khi tiến vào thực tế do trừ hao trượt và tải nên tốc độ chỉ còn khoảng từ 1400 đến 1450 vòng/phút.

Qua 2 loại motor điện 2 và 4 pole trên, ta thấy được tốc độ động cơ giảm khi so sánh giữa động cơ trục 2 pole và động cơ trục 4 pole. Điều này xảy ra là do cứ sau 2 chu kỳ quay của nguồn thì rotor lúc này mới hoành thành được 1 chu kỳ. Vì thế, lượng diện điện năng mà motor trục 4 pole tăng lên gấp đôi so với 2 pole và mang đến momen xoắn lớn hơn 2 lần, cuối cùng tốc độ quay giảm đi ½ lần.

  • 6 pole 900 vòng/phút (motor điện 900/960/1000): Được tính trên lý thuyết thì loại động cơ điện này có thể quay với tốc độ là 1000 vòng/phút, nhưng khi tiến vào thực tế do trừ hao trượt và tải nên tốc độ chỉ còn khoảng từ 900 đến 960 vòng/phút.
  • 8 pole 700 vòng/phút (motor điện 700/730/750): Được tính trên lý thuyết thì loại động cơ điện này có thể quay với tốc độ là 750 vòng/phút, nhưng khi tiến vào thực tế do trừ hao trượt và tải nên tốc độ chỉ còn khoảng từ 900 đến 960 vòng/phút. Loại motor điện 3 pha này cũng là động cơ có tốc độ quay thấp nhất.

Motor điện 3 pha được phân theo đặc tính cơ khí

Dựa vào đặc tính có khí mà motor điện 3 pha được phân thành những loại sau:

  • Motor điện 3 pha có rotor lồng sóc thông dụng.
  • Motor điện 3 pha 2 lồng sóc.
  • Motor điện 3 pha 2 lồng sóc đặt biệt.
  • Motor điện 3 pha rotor quấn dây. 
Lồng sóc động cơ điện 3 pha
Lồng sóc động cơ điện 3 pha

Rotor quấn dây được biết là 1 nam châm lớn mà cực của nó được tạo ra từ phương pháp cán mỏng thép ra khỏi lõi rotor. Cực của nam châm sẽ được cung cấp điện bởi điện trực tiếp hay dòng điện từ hóa của nam châm vĩnh cửu.

Motor điện 3 pha phân loại theo điện áp

Dựa vào mức độ của điện áp mà motor điện 3 pha được phân thành 5 loại đó là:

  • Động cơ điện 3 pha xoay chiều AC: 400V, 415V, 420V, 460V và 380V – 660V.
  • Động cơ điện 1 pha: 110V, 200V, 220V, 230V.
  • Động cơ DC điện 1 chiều: 12V, 24V, 48V.
  • Động cơ điện trung thế: 100V – 66 000V.
  • Động cơ điện cao thế: Có điện thế cao hơn 66kV.

Motor điện 3 pha phân theo ứng dụng

Tùy vào những ngành nghề và lĩnh vực sử dụng khác nhau mà sử dụng các loại motor khác nhau, chung quy lại motor điện 3 pha được phân thành 5 loại ứng dụng chính đó là:

  • Motor điện 3 pha chuyên dùng ngoài trời, có thể kể đến như: Máy bơm/cấp nước dùng cho tháp tản nhiệt.
  • Motor điện 3 pha khô nhiệt được dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm hay các hệ thống phòng không chữa cháy.
  • Motor điện 3 pha chuyên dùng cho tàu biển.
  • Motor điện 3 pha ứng dụng trong công nghiệp hóa học.

Quy trình bảo trì Motor điện 3 pha

Để motor điện 3 pha sử dụng được lâu và tránh được các hư hỏng không đáng có thì bạn cần bảo trì động cơ định kỳ theo các bước đơn giản sau đây:

  1. Tiến hành tháo và mang động cơ điện 3 pha rời khỏi nơi vận hành.
  2. Lau chùi và vệ sinh phần ngoài của động cơ.
  3. Kiểm tra những bộ phận bên ngoài của động cơ như: Hộp đầu nối, chân đế, móc treo, hộp cực,…
  4. Kiểm tra nhiệt độ và điện trở cách điện lúc vận hành.
  5. Nếu có thiết bị ampe kế hãy dùng đo lường phần công suất tiêu thụ của motor.
  6. Kiểm tra các chi tiết bên trong động cơ sau khi tháo lắp.
  7. Kiểm tra những khuyết tật nằm trên rotor.
  8. Kiểm tra và dung sai trục động cơ, dung sai lắp đặt trục cùng vòng bi.
  9. Nếu cần hãy cân bằng rotor.
  10. Để vệ sinh sạch bụi cho motor điện 3 pha hãy sử dụng máy nén để thổi bụi.
  11. Có thể sử dụng các loại vật liệu cách điện như sơn cách điện để gia cố khả năng cách điện cho motor.
  12. Nếu mỡ bò sử dụng quá lâu hay không còn đạt tiêu chuẩn, hãy thay ngay.
  13. Nếu vòng bi có các dấu hiệu như các vết nứt, lồi lõm bề mặt, đổi màu lạ,… hãy thay bạc đạn nhanh nhất có thể.

Cách đấu dây motor điện 3 pha

Motor điện 3 pha sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội và tiết kiệm điện tốt hơn động cơ điện 1 pha. Nhưng cấu tạo của động cơ điện 3 pha lại khá đơn giản và dễ sử dụng, cùng tìm hiểu xem cách đấu dây motor điện 3 pha ngay sau đây.

Nguồn động cơ điện 3 pha

Để có thể đấu dây động cơ điện 3 pha tốt nhất trước hết bạn cần tìm hiểu về nguồn của motor điện 3 pha. Nguồn điện này được tạo bởi máy phát điện 3 pha. Máy phát điện với phần tĩnh có 6 rãnh, và trong mỗi rãnh có thêm 2 dây quấn với số vòng có sự chênh lệch với nhau. Tùy vào thông số mà từng động cơ sở hữu mà bạn có thể chọn 2 loại đấu dây: Đấu hình sao và đấu hình tam giác.

Hướng dẫn đấu dây motor điện 3 pha tam giác và hình sao

  • Đấu dây hình tam giác: Loại đấu này phù hợp cho các motor điện 3 pha có thông số 220V/380V và điện áp lưới điện 110V/220V. Đấu dây hình tam giác giúp cho các thông số điện áp của động cơ điện 3 pha mức thấp nhất 220V và điện áp mạng lưới đạt tối đa ở mức 220V. Phương pháp đấu dây tam giác như hình sau:

Cách đáu dây Motor 3 pha hình tam giác

 

  • Đấu dây hình sao: Loại đấu dây phù hợp cho các motor điện 3 pha có thông số 220V/380V, điện áp mạng lưới điện 220V/380V. Đấu dây hình sao phù hợp với điện áp định mức tối thiểu 220V, điện áp cao nhất mạng lưới 380V. Phương pháp đấu dây hình sao như hình sau:

Cách đấu dây motor điện 3 pha hình sao

Động cơ Thành Thái đơn vị dẫn đầu cung cấp và phân phối Motor điện 3 pha

Không chỉ riêng về motor điện 3 pha mà tất cả các sản phẩm động cơ điện của động cơ Thành Thái luôn được khách hàng lựa chọn và tin dùng. Bởi vì, chúng tôi luôn luôn không ngừng nỗ lực để mang đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất từng ngày. 

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực động cơ điện công nghiệp, chúng tôi luôn thấu hiểu và mang đến những lợi ích thiết thực nhất đến với khách hàng. Sản phẩm của chúng tôi luôn được đảm bảo chất lượng cùng với các chính sách bảo hành hấp dẫn, không chỉ thế chúng tôi có đa dạng mẫu mã,loại hình để phục vụ phù hợp với từng nhu cầu khách hàng.

Motor điện 3 pha của động cơ Thành Thái được sử dụng rộng rãi ở các khu công nghiệp trãi dài từ Bắc xuống Nam. Sản phẩm động cơ điện 3 pha của chúng tôi với công suất từ nhỏ đến lớn đa dạng khác nhau phục vụ được tất cả mục đích của khách hàng. Chúng tôi cam kết động cơ chạy đủ công suất, vận hành ổn định, tối ưu chi phí,…

 

Liên hệ ngay:
MST: 0316851198
Hotline 1: 0966.596.219
Hotline 2: 0909.064.529
Hotline 3: 0909.539.175
Hotline 4: 0967.534.629