MOTOR ĐIỆN - ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Hiển thị 1–20 của 68 kết quả

Động cơ điện thông thường gọi là motor điện dùng để chuyển đổi điện năng thành cơ năng. Động cơ điện được phân thành các loại như sau:

Phân loại động cơ điện theo hiệu điện thế

  • Động cơ điện 3 pha (Motor điện 3 pha) còn được biết là động cơ không đồng bộ, motor công nghiệp , động cơ xoay chiều AC, sử dụng điện áp 380V. Công suất từ 0.09KW  tới 355KW
Động cơ điện 3 pha - Motor 3 pha 380V JUMAR
Động cơ điện 3 pha – Motor 3 pha 380V JUMAR
  • Động cơ điện 1 pha (Motor điện 1 pha) còn được hiểu là motor 220V, động cơ điện xoay chiều 1 pha hay motor kéo dân dụng. Công suất phổ biến 6W tới 3700W.
Động cơ điện 1 pha - Motor 1 pha JUMAR
Động cơ điện 1 pha – Motor 1 pha JUMAR

Động cơ điện có tốc độ phổ biến sau:

  • Động cơ điện 2 cực điện (2 Poles) tốc độ vòng quay 2800, 2900, 3000 vòng/phút, còn gọi là motor nhanh tua
  • Động cơ điện 4 cực điện (4 Poles) tốc độ vòng quay 1400, 1450, 1500 vòng/phút, dùng trong  ngành công nghiệp tương thích
  • Động cơ điện 6 cực điện (6 Poles) tốc độ vòng quay 900, 960, 1000 vòng/phút
  • Động cơ điện 8 cực điện (8Poles), tốc độ vòng quay 700-750 vòng/phút
  • Motor điện 10 cực điện (10 Poles), tốc độ vòng quay 500-590 vòng/phút
  • Motor điện 12 cực điện (12 Poles), tốc độ vòng quay 420 – 460  vòng/phút
  • Motor giảm tốc: Tốc độ đầu ra 0.1 vòng/phút từ  tới 488 vòng/phút
  • Motor điều tốc: Từ 0 vòng tới 1000 vòng/phút

Cấu tạo của motor điện

Cấu tạo động cơ điện (motor điện) gồm những bộ phận : Stator, Rotor, Cánh quạt làm mát, phốt chặn dầu, vòng bi bạc đạn, trục motor, chốt cavet, dây đồng 100%, Cầu điện domino, lỗ bắt ốc vít, giấy cách điện, hộp cực điện, nắp sampo,  …

Cấu tạo động cơ điện - Motor điện
Cấu tạo động cơ điện – Motor điện

Nội dung Motor điện:

  • Phân loại Motor điện theo nguồn điện
  • Phân loại Motor điện theo cách đấu điện
  • Các loại Motor điện Đức – Nhật
  • Động cơ điện JUMAR – PROLEDS MOTOR
  • Phân loại động cơ điện theo môi trường làm việc
  • Phân loại động cơ điện theo kích thước
  • Cách đấu điện, đo điện áp, tốc độ vòng tua của motor điện
  • Các loại motor điện bán chạy nhất  trên thị trường Việt Nam
  • Công suất động cơ điện sử dụng phổ biến trên thị trường

Phân loại Motor điện theo nguồn điện

  • Động cơ điện AC (Motor AC) – Điện xoay chiều

VD: Motor 220V, motor 380V, motor 400V, motor 415V

  • Động cơ điện DC (Motor DC) – Điện 1 chiều, trong môi trường không có điện 1 pha 220V.

VD: Motor DC 12V, DC 24V, DC 48V, …

Phân loại Motor điện theo cách đấu điện

  • Động cơ điện 3 pha (Motor 3 pha) dưới 4.0KW thường sử dụng điện áp 220V/380V
  • Động cơ điện 3 pha (Motor 3 pha) trên 4.0KW thường sử dụng điện áp 380V/660V

Các loại Motor điện Đức – Nhật:

  • Động cơ điện (Motor điện) Đức gồm các hãng: Motor Siemens, Motor SEW, Motor NORD, Motor Lenze, …
  • Động cơ điện (Motor điện) Nhật gồm các hãng: Motor Toshiba, Motor Hitachi, Motor Mitsubishi, Motor Sumitomo, …

Là những hãng động cơ được sử dụng rất phổ biến trên thị trường.

Động cơ điện JUMAR MOTOR

Motor 3 pha giá rẻ
Motor 3 pha giá rẻ
  • Hãng motor: JUMAR MOTOR.
  • Hệ số cấp bảo vệ: IP55
  • Tần số: 50HZ
  • Cấp chịu nhiệt: Cấp F
  • Hệ số làm việc: S1
  • Xuất khẩu khắp các quốc gia trên thế giới, chất lượng tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu
  • Cung cấp Chứng chỉ CO, CQ

Phân loại động cơ điện theo môi trường làm việc

  • Động cơ điện (Motor điện) thắng từ – có phanh: Động cơ điện có phanh Y3EJ nhằm cố định và giữ nguyên hiện trạng chuyển động vật thể khi dừng đột ngột do mất điện hoặc hành vi có chủ đích, thường dùng để vận chuyển hàng hóa, cầu trục, tời kéo hàng hóa, băng tải, băng chuyền, thang máy, …
  • Động cơ điện (Motor điện) phòng nổ YB2 YB3: Thường sử dụng trong môi trường trường ẩm ướt, có nhiệt độ cao, nơi có chất xúc tác gây cháy nổ, …
  • Động cơ ruột quấn YZR, còn gọi là mô tơ điện cầu trục, dùng nhiều ở cảng biển, xưởng hàng, cầu trục nâng hạ, tời kéo hàng hóa, …
  • Động cơ điều tốc: Hay còn gọi là động cơ điều chỉnh tốc độ dựa vào bộ điều tốc cơ UDL để điều chỉnh được tốc độ ở mức độ nào mà không ảnh hưởng đến công suất động cơ điện (Motor điện).
  • Động cơ điện biến đổi tần số (Còn được gọi là motor điều chỉnh tần số) từ 5HZ tới 100 HZ để điều chỉnh tốc độ quay motor, có cánh quạt phía sau mô tơ để giải nhiệt (làm mát) động cơ.

Phân loại motor điện theo kích thước

  • Động cơ điện phổ biến trên thị trường từ 0.09KW tới 355KW, mã vỏ mô tơ (Framsize) 56 tới 355.
  • Động cơ điện mini còn gọi là Mô tơ mini, công suất và kích thước tương đối nhỏ.

Cách đấu điện, đo điện áp, tốc độ vòng tua của motor điện

Cách đấu điện động cơ 1 pha 220V:

  • Cách thứ nhất ; Một tụ điện thích hợp được mắc nối tiếp với cuộn dây khởi động của động cơ một pha và cần có một tụ điện lệch pha để cho phép hai cuộn dây stato thu được hai từ trường quay với độ lệch nhau 90 độ. tự động xoay.
  • Cách thứ hai ; Để thay đổi chiều quay của động cơ, bạn có thể tìm cuộn dây khởi động trên điểm tiếp xúc của dây dẫn của cuộn dây động cơ và hoán đổi và kết nối một đầu của tụ điện nối tiếp trước với đầu kia của tụ điện chung ban đầu. Là có thể thay đổi mục được chiều quay
  • Cách thứ ba ; Nếu cuộn dây chính và cuộn phụ của động cơ giống nhau, chiều quay cần được điều khiển theo ý muốn; chỉ cần nối dây nguồn ban đầu được kết nối với tụ điện vào hai đầu của tụ điện động cơ thông qua một dây kép công tắc điều khiển, và vận hành công tắc để thay đổi hướng của nguồn điện kết nối với tụ điện. Là có thể điềukhiển chuyển động của động cơ.
Cách đấu điện động cơ 1 pha
Cách đấu điện động cơ 1 pha

Cách đấu điện motor 3 pha:

  • Đầu tiên là kết nối hình sao (Y), đầu đầu tiên hoặc đầu cuối của cuộn dây stato ba pha bên trong động cơ được kết nối và ba pha còn lại được kết nối với hoạt động xoay chiều ba pha UVW, phù hợp với động cơ cảm ứng không đồng bộ pha 3KW trở xuống.
  • Thứ hai là phương pháp kết nối tam giác (△), nghĩa là đầu và đuôi của cuộn dây stato ba pha được kết nối tương ứng. Đầu của cuộn dây pha thứ nhất và đầu cuối của dây quấn pha thứ ba có thể được coi là pha U và đầu cuối của cuộn dây thứ hai Mối nối với đầu đuôi của cuộn dây thứ nhất có thể là pha V và mối nối giữa đầu cuối của cuộn dây thứ ba và đầu cuối của cuộn dây thứ hai có thể là Pha W. Chúng được kết nối với nguồn điện xoay chiều ba pha UVW để hoạt động, phù hợp cho động cơ cảm ứng  ba pha không đồng bộ từ 4kw trở lên . Tuy nhiên, phương pháp đấu dây của động cơ phải dựa trên hệ thống dây thực tế được in trên Tem của từng Motor
Sơ đồ đấu điện động cơ 3 pha
Sơ đồ đấu điện động cơ 3 pha

Các công suất động cơ điện sử dụng phổ biến trên thị trường

Số điện thoại tư vấn kỹ thuật, bán hàng:

Hotline 1: 0909.064.529

Hotline 2: 0966.596.219

Hotline 3: 0967.534.629

Hotline 4: 0909.539.175