Vi mạch điện tử là gì? Công dụng và phân loại vi mạch điện tử

Phân loại vi mạch điện tử

Vi mạch điện tử là một trong những thiết bị vật lý được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy vi mạch điện tử là gì? Cùng tìm hiểu các công dụng và phân loại vi mạch điện tử ở bài viết dưới đây!

Vi mạch điện tử là gì?

Vi mạch điện tử còn được biết đến là mạch tích hợp, và nó chính là một tập hợp các mạch điện chứa linh kiện điện tử thụ động và linh kiện bán dẫn. Hai loại linh kiện này kết nối với nhau nhằm mục đích đó là thực hiện một chức năng xác định nào đó. Hiểu theo một cách đơn giản thì vi mạch điện tử là mặt tích hợp được thiết kế để thực hiện chức năng giống như là một linh kiện phức hợp.

Vi mạch điện tử
Vi mạch điện tử

Công dụng của vi mạch điện tử

Vi mạch điện tử đóng vai trò rất quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt nhất chính là lĩnh vực nghiên cứu vật lý. 

Công dụng chính

Một trong những công dụng chính của vi mạch điện tử mà chúng ta không thể phủ nhận đó chính là khả năng làm cho mạch tổng hợp giảm bớt kích thước từ mạch điện, từ đó giúp tăng cao đáng kể độ chính xác của các thiết bị.

IC chính

IC được xem là một trong các phần cực kỳ quan trọng trong mạch logic. Thông thường, chúng ta sẽ có 2 loại IC chính đó là IC lập trình và IC không lập trình. Các loại IC lập trình được và có thể cố định được chức năng thường mang theo những tính chất riêng về nhiệt độ điện thế giới hạn công suất làm việc khác so với các loại IC không lập trình.

Phân loại vi mạch điện tử

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại như ngày nay thì vi mạch điện tử thường không chỉ có một loại mà có rất nhiều loại khác nhau. Hiện nay, vi mạch điện tử tích hợp đều có khá nhiều thiết kế cực kỳ phong phú, đa dạng và có nhiều điểm tương đồng. Để phân loại được vi mạch điện tử, ta cần phải xem xét nhiều tiêu chí khác nhau như: công nghệ, công dụng, tín hiệu xử lý, mức độ tích hợp,..

Phân loại vi mạch điện tử
Phân loại vi mạch điện tử

Phân loại theo công dụng

Như đã được đề cập, ngày nay vi mạch điện tử có rất nhiều công dụng và được ứng dụng nhiều ở các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại vi mạch điện tử dựa theo công dụng của nó:

  • CPU được xem là một bộ xử lý quan trọng nhất trong các thiết bị máy tính.
  • Memory là một trong các bộ nhớ giúp lưu trữ dữ liệu Digital để đảm bảo an toàn.
  • Trong vi mạch điện tử, công nghệ RFID được sử dụng để phục vụ cho việc theo dõi và giám sát. Đây là công nghệ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, được áp dụng vào nhiều loại khác thông minh có chức năng chống trộm.
  • ASIC có khả năng điều khiển các thiết bị như là máy giặt, lò nướng, xe hơi,..
  • DAC và ADC có khả năng giúp chuyển đổi từ Digital và Analog cực kỳ nhạy bén.
  • Công nghệ FPGA được cấu hình và cài đặt nhờ vào IC Digital của khách hàng.
  • Vi mạch điện tử hay còn gọi là IC công suất có thể xử lý được các dòng điện hoặc điện áp có công suất lớn.
  • Vi mạch điện tử điều khiển chứa nhiều thành phần cần có của một chiếc máy tính. Nó giúp một chiếc máy tính có thể hoạt động và đem lại hiệu quả công việc cho người dùng.

Phân loại theo công nghệ

Dựa theo công nghệ, vi mạch điện tử được chia thành các loại điển hình như sau đây:

  • Monolithic được biết đến như là một trong các phần tử được đặt bên trên nền của vật liệu bán dẫn đơn tinh thể.
  • Mặt màn mỏng hai mặt phim được xem như là các phần tử được hình thành bởi quá trình lắng đọng hơi trên nền thủy tinh và thường thấy ở những mạch điện trở.

Phân loại theo các tín hiệu xử lý

Dựa vào các tín hiệu xử lý của vi mạch điện tử, ta chia nó thành 3 loại:

  • IC Analog: đây là một loại vi mạch điện tử có chức năng giúp xử lý những tín hiệu Analog.
  • IC Digital: vi mạch điện tử này có khả năng xử lý các tín hiệu liên quan đến Digital.
  • IC hỗn hợp: đây là loại IC có khả năng xử lý hết mọi tín hiệu của IC Analog và IC Digital.

Ưu và nhược điểm của vi mạch điện tử

Mặc dù vi mạch điện tử có nhiều công dụng và đang được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực nhưng bên cạnh các ưu điểm thì nó cũng có một số nhược điểm đáng nói.

Ưu và nhược điểm của vi mạch điện tử
Ưu và nhược điểm của vi mạch điện tử

Ưu điểm

  • Vi mạch điện tử có thiết kế nhỏ gọn cực kỳ, nhỏ hơn tối thiểu là 1000 lần. Không chỉ sở hữu kích thước nhỏ gọn, mà trọng lượng của vi mạch điện tử cũng nhẹ hơn rất nhiều so với các thiết bị khác.
  • Vi mạch điện tử còn có độ bền cực kỳ cao. Các thiết bị vi mạch điện tử hầu như không thấy xuất hiện một mối hàn nào ở bên trên và có rất ít kết nối khi so với PCB.
  • Vi mạch điện tử có năng lượng tiêu thụ ít, do đó điện năng của vi mạch điện tử cũng cực kỳ ít.

Nhược điểm

  • Có một số loại vi mạch điện tử có cấu tạo khá phức tạp nên giá thành cũng rất tốn kém. Vì thế nếu phát hiện vi mạch điện tử bị lỗi thì bạn nên thay mới thay vì tìm lỗi bên trong.
  • Hầu hết các năng lượng của các vi mạch điện tử là không lớn hơn 10W. Vì vậy chúng ta không thể nào sản xuất được vi mạch điện tử có công suất lớn hơn.
  • Nếu để vi mạch điện tử tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc xử lý sai thì nó sẽ hoạt động sai.
  • Có một số thành phần như máy biến áp hai cuộn cảm phải được kết nối từ bên ngoài của vi mạch điện tử và không thể nào tích hợp được chúng vào bên trong vi mạch.
  • Một nhược điểm khó chịu nữa của vi mạch điện tử đó là tiếng ồn. Hiện nay rất khó để tạo ra một vi mạch điện tử có tiếng ồn thấp.

Thành Thái Motor: Nơi cung cấp các loại thiết bị điện, động cơ giá tốt

Thành Thái Motor hiện là đơn vị chuyên cung cấp các loại thiết bị điện và động cơ giá tốt, đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho các ứng dụng công nghiệp và gia đình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Thành Thái Motor không chỉ là đối tác tin cậy mà còn là nguồn cung cấp đa dạng về các sản phẩm chất lượng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

Website: https://dongcothanhthai.com/

Hotline: 0966.596.219 – 0909.064.529

Địa chỉ: 25/15 Phạm Đăng Giảng, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh