Phanh điện là từ không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi, bởi nó được nhắc đến khá nhiều trong đời sống hằng ngày cũng như dễ dàng bắt gặp thấy chúng.
Vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hay có kiến thức về loại thiết bị điện này. Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn một vài thông tin bổ ích mà có thể bạn sẽ cần. Mời các bạn cùng đọc với chúng tôi.
Phanh điện là thiết bị gì?
Tùy theo cách gọi quen thuộc của từng vùng miền hay tỉnh thành khác nhau mà phanh điện còn được gọi với các tên gọi: thắng điện từ, phanh từ và phanh điện từ.
Phanh điện là thiết bị điện dùng để giảm tốc và dừng tốc độ quay của mô tơ một cách an toàn và nhanh chóng.
Khi nào thì ta nên lắp phanh điện?
- Khi xảy ra sự cố hoặc có nhu cầu dừng máy nhưng vẫn đảm bảo mô tơ ở trong trạng thái đang hoạt động.
- Khi muốn loại bỏ quán tính quay lúc tắt mô tơ.
Phân loại phanh điện từ
Hiện nay, phanh điện phổ biến với 4 loại sau đây:
- Thắng điện tử đơn đĩa.
- Thắng điện tử đa đĩa.
- Thắng điện tử vận hành bằng từ trễ hay còn gọi là phanh điện từ trễ.
- Thắng điện tử bột từ
Cấu tạo của phanh điện tử gồm những gì?
Lắp phanh điện tử về cơ bản cấu tạo của phanh từ đều gồm 2 thành phần chính:
- Nam châm điện: bộ phận này có cấu tạo từ các cuộn dây quấn quanh lõi kim loại và có lớp vỏ kim loại chắc chắn. Chúng sẽ được cố định trên mô tơ hoặc ở vị trí dọc trục quay máy.
- Phần ứng: dùng để kết nối trực tiếp với trục quay của mô tơ.
Lưu ý:
- Giữa hai bộ phận trên cần được giữ khoảng cách một khoảng bé hơn 1.5mm, là khoảng hở.
- Ngoài ra, đối với lắp phanh điện tử đơn đĩa, phần ứng luôn được trang bị thêm một đĩa quay với tác dụng chính là chịu tác động từ lực ma sát và lực hút với nam châm điện.
Về cấu tạo, thắng điện tử gồm 2 phần cơ bản là nam châm điện và phần ứng, nhưng nếu muốn thiết bị hoạt động tốt thì cần đến hệ thống thắng điện từ với nhiều cấu tạo khác nhau.
Ưu và nhược điểm của hệ thống phanh điện từ
Ưu điểm phanh điện từ
- Phanh tay điện tử trên oto được coi là an toàn và ưu việt hơn so với phanh tay cơ. Trong tình huống cần phanh đột ngột, tài xế có thể kích hoạt phanh dễ dàng và nhanh chóng. Khi đó, thông qua hệ thống ổn định của thân xe, bốn bánh xe sẽ kích hoạt phanh thủy lực. Lực của phanh này sẽ bé hơn lực của phanh hoàn toàn cho đến khi tốc độ gần như bằng 0.
- Phanh từ là công nghệ duy nhất hiện nay có chức năng hỗ trợ dừng và khởi hành ở ngang dốc. Cụ thể, phanh có khả năng tự động dừng kích hoạt khi xe vận hành cùng với tính năng giữ phanh tự động khi dừng ngang các con dốc.
- Trường hợp chủ xe bảo dưỡng xe định kỳ, hệ thống phanh từ cũng không xảy ra hiện tượng kẹt phanh tay, bó cứng phanh vì nhờ có kết cấu và nguyên lý hoạt động hiện đại.
- Hệ thống thắng điện tử giúp tối ưu hóa cho không gian bên trong khoang lái, tiết kiệm diện tích để tài xế có tư thế ngồi thoải mái hơn, các thao tác cũng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
Nhược điểm phanh điện từ
- So với phanh truyền thống, thắng điện tử có chi phí sản xuất và sửa chữa cao hơn vì nó sở hữu công nghệ hiện đại và tính năng phức tạp hơn. Nếu không kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, thiết bị này sẽ không bền bằng phanh cơ truyền thống.
- Bên cạnh đó, thắng điện tử sẽ không hoạt động khi ắc quy hết điện. Trong một vài trường hợp, tài xế có thể cảm thấy xe có hiện tượng rung nhẹ khi sử dụng.
Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, giảm tốc tải nặng vuông góc, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.
Tham khảo thêm về:
Motor giảm tốc có phanh 0.75KW 1HP
Motor giảm tốc có phanh 1.5KW 2HP
Motor giảm tốc có phanh 2.2KW 3HP
Motor giảm tốc có phanh 4.0KW 5.5HP
Motor giảm tốc có phanh 5.5KW 7.5HP
Motor giảm tốc có phanh 7.5KW 10HP
Motor giảm tốc có phanh 11KW 15HP