Động cơ đốt trong là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Động cơ đốt trong là gì?

Động cơ đốt trong là một loại động cơ được sử dụng phổ biến trên ô tô, tàu hỏa, máy phát điện, máy bay,… cùng với động cơ điện. Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bật của quá trình công nghiệp hóa, động cơ đốt trong càng được cải tiến và sử dụng rộng rãi hơn. Vậy động cơ đốt trong là gì mà được sử dụng nhiều đến vậy? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Hãy cùng Động Cơ Thành Thái tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Động cơ đốt trong là gì?

Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, hoạt động với cơ chế đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu để sinh ra nhiệt và công cơ học. Quá trình sử dụng dòng chảy để tạo ra công cơ học được thực hiện bên trong buồng công tác (xi lanh) của động cơ.

Khi không khí bên trong động cơ được đốt cháy ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên sự giãn nở, từ đó tác động lực trực tiếp đến một số thành phần khác của động cơ. Các thành phần này có thể bao gồm cả piston, cánh tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Sự tương quan của tác dụng lực chính là tiền đề chuyển đổi năng lượng hoá học thành công cơ học, giúp vật thể có thể di chuyển trên một quãng đường nhất định.

Động cơ đốt trong là gì?
Động cơ đốt trong là gì?

Động cơ đốt trong được phát minh vào năm 1860, bởi kỹ sư người Pháp Jean Joseph Etienne Lenoir. Ra đời đã từ rất lâu, cho đến nay động cơ này đã không ngừng được cải tiến với kỹ thuật hiện đại, đảm bảo cho sự vận hành tối ưu trên các thiết bị mà nó hoạt động. Từ cấu tạo cơ bản ban đầu, ở hiện tại, loại động cơ này đã có sự biến tấu đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu qua cấu tạo mới nhất của động đốt trong ở nội dung tiếp theo bên dưới nhé!

Cấu tạo của động cơ đốt trong

Cấu tạo của động cơ đốt trong
Cấu tạo của động cơ đốt trong

Trên thị trường hiện nay cung cấp nhiều loại động cơ đốt trong với đa dạng kiểu dáng, màu sắc và kích thước. Nhưng xét về mặt cấu tạo cơ bản, tất cả các loại động cơ đốt trong đều có cấu tạo giống nhau gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống như sau:

  • Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: đây là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng với chức năng tiếp nhận nguồn năng lượng được sản sinh từ quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Trong bộ phận cơ cấu trục khuỷu thanh truyền cũng có thêm 3 bộ phận chính đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
    • Piston: Gồm có piston, đầu và thân của piston. Bộ phận piston đảm nhận chức năng sinh công là chủ yếu. Piston hoạt động với cơ chế truyền lực cho trục khuỷu thông qua việc tiếp nhận lực đẩy từ khí cháy. Song song đó, nó còn có khả năng nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình khác như: nạp, nén, cháy – dãn nở và thải.
    • Thanh truyền: Còn được gọi là tai biên có nhiệm vụ dẫn truyền lực thực hiện chức năng truyền lực đến xi lanh và trục khuỷu.
    • Trục khuỷu: Gồm có đầu trục khuỷu, cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu. Thông qua hệ thống liên động cơ khí, trục khuỷu có thể chuyển hóa lực thẳng thành lực quay một cách dễ dàng.
  • Cơ cấu phân phối khí: Đóng vai trò quan trọng giúp động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xi lanh cũng như thải khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài thông qua chức năng đóng/mở các cửa nạp thải đúng lúc.
  • Hệ thống bôi trơn: Có chức năng giảm ma sát bề mặt động cơ. Khi động cơ hoạt động, hệ thống bôi trơn sẽ vận chuyển dầu bôi lên khắp các chi tiết của động cơ.
  • Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí: cung cấp hòa khí cho động cơ với tỷ lệ không khí/nhiên liệu phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
  • Hệ thống làm mát: Chức năng chính của bộ phận này chính là tản nhiệt và làm mát các chi tiết của động cơ.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của động cơ khá đơn giản. Đầu tiên, động cơ thực hiện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí ở xi lanh để sinh ra một lượng nhiệt nhất định. Khi nhiệt độ cao sẽ tạo tiền đề làm cho khí đốt giãn nỡ và tạo ra áp suất tác dụng lên piston và đẩy piston di chuyển.

Ứng dụng của động cơ đốt trong

Ứng dụng của động cơ đốt trong
Ứng dụng của động cơ đốt trong

Sau quá trình cải tiến không ngừng, đến nay, đông cơ đốt trong đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải,… Chúng ta sẽ thường thấy loại động cơ này được sử dụng trong các loại phương tiện giao thông như ô tô. xe khách, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy,…

Nơi mua động cơ đốt trong uy tín, giá rẻ

Thành Thái Motor tự hào là nơi cung cấp các loại motor điện 1 pha, motor điện 3 pha, hộp giảm tốc NMRV, hộp số trục vít bánh vít, motor giảm tốc 1 pha, motor giảm tốc 3 pha, hộp điều chỉnh tốc độ, giảm tốc mini, giảm tốc tải nặng trục thẳng, giảm tốc tải nặng vuông góc, giảm tốc tải nặng trục ra song song, mô tơ hộp số giảm tốc,… Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lâu năm, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình, chính sách bảo hành tốt nhất.

Liên hệ ngay:
MST: 0316851198
Hotline 1: 0966.596.219
Hotline 2: 0909.064.529
Hotline 3: 0909.539.175
Hotline 4: 0967.534.629

>> THAM KHẢO THÊM: Hộp giảm tốc hành tinh là gì? Ưu điểm của nó?