Phanh điện có ưu điểm như thế nào với cơ khí chế tạo

Phanh điện là gì

Phanh điệnĐể đảm bảo tối đa an toàn cho chúng ta sử dụng oto, xe tải,…và đảm bảo về tính kinh tế, khả năng bảo vệ môi trường,…thiết bị phanh ngày nay nhà sản xuất cho ra đời được rất nhiều để cho chúng ta lựa chọn phương tiện lựa chọn. Phanh điện từ ngày nay rất đa dạng và phong phú, chúng ta bắt đầu vào tìm hiểu sâu về chúng

Khái niệm của phanh điện là gì?

Phanh điện là gì
Phanh điện là gì

Ngày nay ở nước ta cho ra đời nhiều thắng từ khác nhau và nhiều kiểu, loại phanh còn có rất nhiều tên gọi khác để giúp khách hàng và tìm kiếm chúng sử dụng phân biệt được và dễ lựa chọn với các loại phanh thông thường khác chẳng hạn phanh từ, thắng điện từ hay thiết bị giảm tốc từ tính.

Chức năng chính của loại thắng từ này là giúp cho hệ thống hoạt động hay một thiết bị di chuyển nào đó sử dụng cơ học được giảm tốc hoặc dừng tốc độ quay một cách an toàn và nhanh chóng.

Lợi ích của phanh điện ra đời:

Phanh điện được lắp đặt trong hệ thống motor trên xe tải, xe khách mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta, đặc biệt là nó có tính an toàn, tính kinh tế và khả năng bảo vệ môi trường:

Tính an toàn của phanh điện là: khi vận hành có khả năng giảm nhiệt và nó giúp giảm tải bánh xe, cải thiện đáng kể độ an toàn của xe khi hoạt động trên đường dài, chúng tránh được nổ lốp để bảo đảm hệ thống phanh trong điều kiện hoạt động tốt nhất.

Tính kinh tế của nó là: sự hỗ trợ của phanh giúp giảm đáng kể lực phanh chính của xe và kéo dài tuổi thọ của trống phanh, bố phanh, …giảm chi phí cho chúng ta định kỳ bảo dưỡng của hệ thống phanh, tăng hiệu suất kinh tế.

Chúng giúp bảo vệ môi trường: thiết bị phanh này giúp giảm bụi nguy hiểm do bố phanh tạo ra chúng giảm tiếng ồn khó chịu phát sinh ra khi phanh.

Ưu điểm và nhược điểm phanh điện

Ưu điểm và nhược điểm phanh điện
Ưu điểm và nhược điểm phanh điện

Ưu điểm:

  • Phanh tay điện trên xe khách, xe ô tô hay xe tải được nhận định an toàn và ưu việt hơn phanh tay cơ.
  • Cơ chế vận hành của chúng rất đơn giản, trong những trường hợp cần phanh đột ngột, tài xế hoàn toàn có thể kích hoạt phanh điện từ một cách nhanh chóng.
  • Hệ thống của phanh điện từ cũng tiết kiệm diện tích vì thiết bị này hỗ trợ giúp không gian bên trong khoang lái được tối ưu hóa hơn, giúp người lái xe có tư thế ngồi thoải mái hơn, đồng thời các thao tác cũng rất đơn giản và thuận tiện hơn. Đây cũng chính là lý do được nhiều dòng xe hạng sang lựa chọn sử dụng phanh điện từ thay vì sử dụng phanh tay truyền thống.
  • Phanh điện, thông qua hệ thống ổn định ở trên phần thân xe, bốn bánh xe cũng được kích hoạt phanh thủy lực. Lực phanh này sẽ nhỏ hơn với lực phanh hoàn toàn cho đến khi tốc độ xe gần như dừng lại.
  • Phanh điện từ là công nghệ duy nhất hiện nay ở nước ta có chức năng hỗ trợ dừng và khởi hành ngang dốc.
  • Phanh điện có khả năng tự động ngừng, kích hoạt khi xe chạy cùng với các tính năng giữ phanh tự động khi dừng ngang dốc.
  • Nhờ có kết cấu và nguyên lý hoạt động của chúng hiện đại nên trong những trường hợp chủ xe không có điều kiện bảo dưỡng xe đúng định kỳ, hệ thống phanh điện từ vẫn vận hành ổn định mà không xảy ra tình trạng kẹt phanh tay hay bó cứng phanh.

Nhược điểm:

  • Do công nghệ hiện đại ngày nay và tính năng phức tạp hơn nên so với phanh cơ truyền thống, phanh điện từ có chi phí sản xuất và sửa chữa cao hơn.
  • Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, phanh điện từ sẽ có tuổi thọ không dài bằng phanh cơ truyền thống.
  • Phanh điện từ sử dụng bằng nguồn điện để hoạt động, vì thế loại phanh này không thể hoạt động khi bình ắc quy của chúng ta hết điện. Trong vài trường hợp, người lái xe còn cảm thấy xe có hiện tượng rung nhẹ khi dùng phanh điện từ.

Nguyên lý hoạt động:

Phanh điện do luôn được kết nối trực tiếp với bộ phận trục quay của hệ thống hay thiết bị motor, nên vì thế khi nó hoạt động sẽ dẫn đến việc phanh từ phải từ quay theo. Vì vậy chúng hoạt động theo 2 trạng thái khác nhau:

Khi hoạt động:

Nam châm điện khi được kích hoạt, dẫn đến từ trường được sinh ra, qua đó tạo ra lực hút lên phần đĩa quay.

Tiếp tục sau đó, phần đĩa quay sẽ bị hút và dính chặt vào nam châm điện, kết hợp với lực ma sát lớn làm cho bề mặt của đĩa quay trực tiếp tác động lên bề mặt làm cho trục quay giảm tốc cũng như dừng động cơ một cách nhanh chóng.

Không hoạt động:

Ở trạng thái phanh điện không hoạt động này, nam châm điện không được kích hoạt vì vậy khoảng hở giữa nam châm và phần ứng sẽ được duy trì ở một khoảng hở nhỏ tầm 1.5mm.Nhưng phần ứng cùng trục motor thì vẫn quay bình thường. Chính vào lúc này, cơ chế hồi của lò xo nằm trên phần ứng được tự động kéo phần đĩa quay trở lại vị trí ban đầu khi hệ thống ngắt điện ra khỏi thắng từ.